Tin tức

TOP 100 các loại sâm ở Việt Nam và tác dụng của chúng

Sâm là một loài thuốc quý trong nền y học thế giới, đặc biệt là Đông Y. Cây sâm phân bổ đa dạng ở các nước châu Á, phần lớn là ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam,… Trong đó nước ta vinh dự là một trong những nước sở hữu nhiều loài sâm quý và có tác dụng chữa bệnh vô cùng tốt. Hãy cùng tìm hiểu về các loại sâm ở Việt Nam và tác dụng của chúng qua bài viết này nhé!

Nhân sâm là gì? Nhân sâm là tên gọi đầy đủ của sâm. Đây là cây thuốc quý được sử dụng nhiều trong Đông Y. Ở Việt Nam có vô vàn các loại sâm quý và tốt cho sức khỏe, cùng tìm hiểu nhé!

Sâm Ngọc Linh

Nội dung [show]

Trong các loại sâm ở Việt Nam thì có thể nói sâm Ngọc Linh là loài sâm có giá trị cao nhất, có thể lên đến vài tỷ đồng đối với những cây lâu năm và quý hiếm. Theo ghi chép, cây sâm đất Ngọc Linh được tìm thấy vào năm 1973 ở Kon Tum, cụ thể là trên đỉnh núi Ngọc Linh, nên người ta đã lấy tên ngọn núi đặt cho loài sâm này. Tại Việt Nam, sâm Ngọc Linh được so sánh tương đương với cây nhân sâm Linh Chi của Hàn Quốc.

Cac Loai Sam Dat Sam Ngoc Linh 2 1

Hình ảnh các loại sâm ở việt nam

Cây sâm đất này được tìm thấy ở trên độ cao 1200 m so với mực nước biển. Người đào sâm phải có sự kiên trì và kiến thức đủ sâu về các loại sâm ở Việt Nam. Tác dụng của sâm Ngọc Linh thì rất nhiều, nhưng đáng kể đến nhất thì phải nói đến tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư – căn bệnh khiến các bác sĩ trên thế giới đau đầu. Có lẽ vì vậy mà giá thành sâm Ngọc Linh chưa bao giờ thua kém sâm Linh Chi Hàn Quốc.

Sâm Đương Quy

Một cái tên khác trong các loại sâm ở Việt Nam đáng chú ý là sâm Đương Quy. Được mệnh danh là loài sâm dành cho phụ nữ nhờ vào những điều hữu ích khi sử dụng. Vậy uống sâm có tác dụng gì? Sâm Đương Quy có tác dụng bổ máu, điều hòa kinh nguyệt và tăng sức đề kháng cho người dùng. Đối với phụ nữ, đặc biệt những người có thời gian sinh hoạt không ổn định dẫn đến kinh nguyệt thất thường thì nên sử dụng sâm Đương Quy hàng ngày. Bên cạnh đó, nam giới cùng được khuyên sử dụng cây sâm đất này để máu được lưu thông và tăng sức đề kháng.

Cac Loai Sam Dat Sam Duong Quy 1 Min 1

Hình ảnh cây hồng sâm

>> Xem thêm: Rừng Amazon ở đâu? Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon?

Sâm Đương Quy là cây sâm rừng được tìm thấy ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta, nơi có khí hậu mát mẻ. Ngày nay do kỹ thuật nuôi trồng phát triển nên người dân có thể trồng được sâm Đương Quy ở Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai trên 1000m.

Có nhiều cách dùng cây nhân sâm Việt Nam này, đơn giản nhất là đun lấy nước uống, không thì có thể sử dụng kèm các vị thuốc Bắc như thuốc bổ. Ngoài ra người ta thường sử dụng rượu sâm uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe.

Sâm Bố Chính

Sâm Bố Chính hay còn gọi là Thổ Hào sâm là cây sâm đất thuộc loài cây thảo, cao khoảng 0.3 – 1m, rễ mập và to bằng ngón tay cái, thường có màu vàng nhạt. Lá cây sâm Bố Chính nhỏ, và dài, nhọn ở đầu, còn hoa thì tương đối to, có màu hồng đỏ rực rỡ, xòe 5 cánh tròn. Càng về giữa hoa càng đậm. Khi hoa kết thành quả hình trứng nhọn, có 5 mảnh tương đương với 5 cánh hoa.

Cac Loai Sam Dat Sam Bo Chinh 1

Cây sâm đất Việt Nam này có tác dụng lớn trong Đông Y, có thể kể đến như chữa bệnh suy nhược, thiếu ngủ, lao, ho, kém ăn. Đặc biệt đối với trẻ em chậm ăn, còi,… thì thường được bồi bổ bằng thuốc Bắc có chứa củ sâm Bố Chính.

Các loại sâm Việt Nam sau khi được sấy khô sẽ mất đi màu vàng nguyên thủy và chuyển thành màu đỏ, hồng đậm nên được gọi là hồng sâm. Giống như Hàn Quốc, cây hồng sâm Việt Nam này có thể để được khá lâu nếu bảo quản ở nơi thoáng mát, không có hơi ẩm nếu không sẽ làm sâm bị mốc.

Củ Đẳng Sâm

Một cây sâm rừng nữa mình muốn giới thiệu với các bạn đó là củ đẳng sâm hay còn gọi là đảng sâm. Đây là một trong các loại sâm ở Việt Nam có giá thành tương đối rẻ nhưng lại có tác dụng chữa bệnh không hề nhỏ. Củ đẳng sâm thường được tìm thấy ở các tỉnh phía Tây Bắc như Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái,…

Bạn có thắc mắc đẳng sâm là gì và tác dụng của đẳng sâm không? Hãy tham khảo bài viết chi tiết về đẳng sâm của chúng mình nhé!

Theo các nhà khao học tìm hiểu, đẳng sâm có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Đối với hệ tiêu hóa, uống sâm có tác dụng gì mà nhiều người lại sử dụng đến vậy. Thực tế cho thấy cây sâm đất này giúp kích thích khả năng hấp thụ, tăng khả năng ăn uống với những người biếng ăn. Hay như trong hệ tim mạch, đẳng sâm giúp tim co bóp, bơm máu lên các bộ phận khác.

Cac Loai Sam Dat Dang Sam Rung 1

Hình ảnh cây nhân sâm

Ngoài ra, đẳng sâm Việt Nam còn là một loại thuốc quý được dùng để ngâm rượu. Sâm ngâm rượu có tác dụng gì thường là câu hỏi được nhiều cánh đàn ông tìm hiểu khi muốn tăng cường sinh lý bằng cách này. Đây là một phương pháp sử dụng phổ biến của các loài sâm ở Việt Nam.

Sâm Cau rừng

Sâm Cau rừng là cây nhân sâm Việt Nam nổi tiếng không thua kém sâm Ngọc Linh bởi tác dụng của cây sâm cau là rất nhiều. Theo Đông Y, sâm cau có tính ấm, có độc nhẹ và vị hơi cay, đắng. Khi sử dụng sâm cau người ta thường dùng phần củ, hay còn gọi là rễ. Tac dung cua re cau phải kể đến khả năng bổ thận tráng dương cực tốt dành cho nam giới. Ấy vậy mà cay sam Viet Nam này được các cánh đàn ông săn lùng để có được một bình rượu sâm quý hiếm và đẹp mắt.

Cac Loai Sam Dat Sam Cau Rung

Hình ảnh cây sâm cau

Bên cạnh đó, loài sâm đất này còn có rất nhiều các công dụng khác như hỗ trợ điều trị ho, trĩ, chống phát triển tế bào ung thư,… Tại Việt Nam, bạn có thể tìm mua sâm cau khá dễ dàng do màu sắc đỏ đặc trưng và được trồng nhiều ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái,…

Sâm Quy Đá

Sâm Quy Đá hay còn gọi là sâm đá, là một trong các loại sâm ở Việt Nam giàu saponin nhất. Tuy rằng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng cây sâm đất này lại được trồng nhiều ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,… nên có thể coi đây là cay sam Viet Nam. Loài nhân sâm này có nhiều rễ nhỏ xung quanh, nhiều hơn hẳn các loài sâm ở Việt Nam khác.

Cac Loai Sam Dat Sam Quy Da 1

Sâm Quy Đá có vỏ ngoài sậm màu, thường là màu đen, mùi thơm rõ, vị ngọt, hơi cay. Nhờ vào hàm lượng saponin lớn nên cây nhân sâm này có nhiều tác dụng. Đáng kể đến nhất như hỗ trợ điều trị thiếu máu, tăng lượng hồng cầu, ổn định huyết áp, giúp điều hòa kinh nguyệt,… Cả nam và nữ đều có thể sử dụng cây sâm đất này tùy thuộc vào mục đích.

Sâm Xuyên Đá

Được gọi là sâm xuyên đá bởi vì loài sâm này không chỉ sống ở đất như các loài sâm ở Việt Nam khác mà chúng sinh tồn trên các mỏm đá vôi cao ở Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,… Các chân rễ của cây sâm rừng này có thể xuyên qua lớp đá vôi và hút chất dinh dưỡng để sống. Có thể nói đây là loài sâm có khả năng sinh tồn cực cao.

Cac Loai Sam Rung Sam Xuyen Da 2

Tác dụng của sâm Xuyên Đá là tái tạo tế bào mới, hay nói dễ hiểu hơn là giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, các vết thương mau lành hơn và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể con người. Loài sâm đất này không chỉ được sử dụng mỗi phần rễ, củ mà theo các nghiên cứu cho thấy thân và lá cây chứa lượng saponon bằng 70% củ. Vậy nên nếu mua được sâm Xuyên Đá thì bạn nên tận dụng hết tất cả các phần của cây nhân sâm.

>> Xem thêm: Hệ sinh thái là gì? Vai trò của hệ sinh thái rừng trong môi trường thiên nhiên

Sâm Nam

Là loài sâm Việt Nam nhưng sâm Nam ít được sử dụng hơn các loại sâm khác. Người ta thường thấy loài sâm này được sử dụng nhiều ở Ấn Độ làm thuốc thông tiểu tiện, nhuận tràng.

Tục Đoạn

Cac Loai Sam Dat Tuc Doan 1

Hình ảnh cây sâm nam

Tục đoạn còn gọi là sâm Nam, tuy trùng tên với loài sâm Nam được dùng ở Ấn Độ nhưng có sự khác nhau về hình dáng cây và hoa. Cây sâm nam này được dùng để chữa trị các bệnh về xương, khớp như đau lưng, chân, mỏi gối, gân cốt co cứng, bong gân,… Đặc biệt ở một vài nghiên cứu còn cho thấy cây nam sâm này còn giúp chữa động thai cực kỳ tốt.

Đan Sâm

Đan Sâm (Huyết Sâm) cũng là một trong các loại sâm ở Việt Nam có tác dụng chữa bệnh vô cùng tốt mà giá thành lại không quá đắt đỏ. Có câu nói:” Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang” để nói về tác dụng thần kỳ của đan sâm. Tức là công dụng của sâm Đan được ví ngang với bài thuốc quý Tứ vật.

Dan Sam

Khi sử dụng đan sâm làm thuốc, người ta thường dùng củ sâm sấy khô (hồng sâm) kết hợp với các vị thuốc quý khác để hỗ trợ và tăng công dụng của sâm lên. Sau một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy tinh thần phấn chấn, thông lợi huyết mạch,… Nói chung, tác dụng chính của Huyết sâm là chữa các bệnh về máu và tâm thần.

Sa Sâm

Tiếp tục là một cái tên trong các loại sâm ở Việt Nam. Sa Sâm là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, có tác dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, sa sâm thường được kết hợp với các vị thuốc nhưu ba kích, dâm dương hoắc, nhục thung dung khi ngâm rượu để tăng cường sinh lý nam giới.

Cac Loai Sam Dat Sa Sam 1

Bạn có biết các loại sâm đất cũng được coi là vị thuốc quý trong Đông Y, vậy hãy tìm hiểu về sâm đất trong bài viết của chúng mình nhé!

Huyền Sâm

Huyền sâm là một loài cỏ mọc cao 1.5 – 2m, hoa mọc thành chùm, cuống ngắn. Huyền sâm còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như hắc sâm, nguyên sâm, thường được sử dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp như ho, lao, viêm phổi, viêm amygdal và trị những vết loét ở miệng. Đặc biệt chú ý, huyền sâm không được dùng với người huyết áp thấp.

Cac Loai Sam Dat Huyen Sam 1

Tam Thất Bắc

Tam thất bắc phải nói rõ là tam thất ruột tím và ruột vàng mới được coi là loài sâm có giá trị, còn tam thất ruột trắng lại không được sử dụng do không mang lại giá trị nào. Tam thất có thể coi là một trong các loại cây nhân sâm có giá thành rẻ mà tác dụng sức khở thì nhiều. Đáng kể đến nhất là trị cao huyết áp, rối loạn tiền đình, viêm họng, hoa mắt chóng mặt,…

Cac Loai Sam Dat Tam That Bac 1 2

Đinh Lăng nếp nhỏ

Một loài cây quen thuộc và phổ biến trong các gia đình Việt Nam đó là Đinh Lăng lá nếp nhỏ nhưng cũng được coi là loài sâm có tác dụng tốt cho sức khỏe. Với 13 lại axit amin thì đinh lăng nếp nhỏ giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng kháng với các loại bệnh như ốm, sốt,…

Cac Loai Sam Dat Dinh Lang Nep Nho 1

Thổ Nhân Sâm

Thổ Nhân sâm hay còn gọi là thổ cao ly sâm, đông dương sâm, cứa ly sinh, mằm săm đâm. Cây sâm đất này có tác dụng chống váng đầu, ù tai, hoa mắt,… đặc biệt công dụng lớn nhất của thổ nhân sâm là chữa bệnh mồ hôi trộm. Ngoài ra giống như các loại sâm ở Việt Nam khác, thổ cao ly sâm còn giúp chữa ho, lao.

Tho Nhan Sam

Sâm Đại Hành

Sâm Đại Hành là vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị các bệnh như khó ngủ, ho, viêm phế quản, phong thấp đau khớp, vẩy nến, kém ăn, sang thương ứ huyết,…

Sam Dai Hanh

Sâm Hoàn Dương

Giống như các loại sâm ở Việt Nam khác, cây sâm đất Hoàn Dương có tác dụng chữa các bệnh về hô hấp như viêm nhánh khí quản, viêm phổi và một số bệnh khác như tắc sữa, mụn nhọt.

Sam Hoan Duong

Sâm rừng là một nhánh lớn gồm nhiều loại sâm quý hiếm và đắt đỏ, các loại sâm rừng luôn được ưa chuộng hơn nhờ vào tính hoang dã và thổ nhưỡng nơi sinh sống giúp cho chúng có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người.

Sâm Mây

Nếu bạn chưa biết sâm có tác dụng gì và băn khoăn không biết nên dùng loại sâm nào thì có thể tham khảo sâm mây. Loài sâm này có tính ngọt, mát, thường được sắc thuốc bổ uống để mát gan, bổ phổi, thanh lọc cơ thể, nhờ đó mà tăng cường sức khỏe.

Sam May

Khổ sâm

Khổ sâm hay còn gọi là cây cổ sâm, có tác dụng chữa bệnh kiết lỵ, đau bụng, mẩn ngứa, vẩy nến, loét dạ dày,… Cây nhân sâm này có thể tìm mua dễ dàng ở quận Long Biên hoặc đường Chiến Thắng – Hà Đông.

Cay Kho Sam

Sâm Nhung

Cây sâm nhung thực chất không phải là một loài thực vật mà đây là cách nói về nhung hươu của nhiều người. Họ thường nhầm lẫn loại thuốc sâm nhung bổ thận trung ương 3 được bào chế từ sâm Việt Nam.

Sâm Bổ Lượng

Tiếp tục là một sự nhầm lẫn về các loài sâm ở Việt Nam, sâm bổ lượng không phải là một loài sâm mà là tên một món chè xuất phát từ Quảng Đông Trung Quốc. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi mua sâm về làm thuốc bổ để tránh nhầm lẫn đáng tiếc. Sâm bổ lượng có tác dụng gì? Công dụng của loại chè này là giúp cơ thể thanh mát, thoải mái tinh thần.

Sâm Voi

Có khá nhiều tranh cãi quanh việc sâm voi có phải là một loại nhân sâm hay không. Tuy nhiên không thể phủ nhận cây sâm voi có tác dụng trong việc chữa chị đinh nhọt, mủ, cổ trướng, mất ngủ,…

Ngoài ra còn nhiều loại sâm khác như cây sâm đen Việt Nam,… còn chưa có nhiều thông tin về chúng, thường chỉ được biết đến khi sử dụng thuốc Bắc. Vậy là mình đã liệt kê các loại cây sâm ở Việt Nam, mong rằng bài viết này có ích cho bạn để bạn có thêm kiến thức trước khi quyết định mua một loại sâm nào đó.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button