Cây cẩm nhung: ý nghĩa phong thủy và cách trồng, chăm sóc tại nhà
Cây cẩm nhung là loại cây cảnh mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc nên thường được trưng bày ở phòng khách, văn phòng, nơi làm việc. Tuy nhiên, cây cẩm nhung có đặc điểm gì, ý nghĩa phong thủy như thế nào thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu về loại cây cảnh này ngay dưới đây nhé.
- Cây ngô đồng là cây gì? Tác dụng và ý nghĩa trong phong thủy
- Gỗ Xoan Đào có tốt không? Gỗ Xoan Đào và Gỗ Sồi gỗ nào tốt hơn?
- Gỗ Cẩm Lai có mấy loại? Cách nhận biết và Giá Gỗ Cẩm Lai 2020 các loại
- Top 12 các loại cây tùng đẹp nhất Việt Nam và thế giới: tác dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc cây
- Cây sang là cây gì? Ý nghĩa, đặc điểm và cách trồng có hoa đẹp
Giới thiệu cây cẩm nhung
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Cây cẩm nhung: ý nghĩa phong thủy và cách trồng, chăm sóc tại nhà
Hiện nay những loại cây cảnh phong thủy luôn được rất nhiều người quan tâm, bởi không chỉ đem đến không gian xanh tươi mát mà còn đem đến sự may mắn, tài lộc dành cho gia chủ. Và cây cẩm nhung cũng là một trong những loại cây được rất nhiều người yêu thích dùng để bàn, trưng bày văn phòng,…
Đặc điểm cây cẩm nhung
Cây cẩm nhung có tên khoa học là Fittonia, là loại cây ưa bóng dâm, ưa ẩm sinh trưởng và phát triển chủ yếu tại rừng mưa nhiệt đới của châu Nam Mỹ, đất nước Peru. Cây cẩm nhung là loại cây thường sống theo bụi, lá có hình lông chim đặc biệt. Ngoài ra, cây cẩm nhung với ý nghĩa phong thủy may mắn, cùng với kích thước nhỏ, dễ trồng và chăm sóc nên được rất nhiều người yêu thích trồng trong nhà, quán cafe hay nơi làm việc.
Cây cẩm nhung có lá cứng cáp, lá có hình lông chim, mọc đối nhau, các đường gân lá lộ rõ, mặt sau lá có lớp lông mịn màng. Cây cẩm nhung thường có kích thước nhỏ ,khoảng từ 10 – 20cm, thường dùng để để bàn. Phiến lá cây thuôn tròn hình lông chim, là loại cây rễ chùm có khả năng ăn sâu và hấp thụ dinh dưỡng tốt.
Cây có hoa màu trắng hoặc vàng, kích thước khá nhỏ, thường mọc trên ngọn của cây, hoa cẩm nhung có dạng hình chuông, hoa dài và nở xòe với từ 4 – 6 cánh. Thông thường thì một cành trên ngọn có thể ra rất nhiều hoa, mọc đan xen nhau. Chính vì thế tạo nên một nét đẹp đặc trưng của dành riêng cho loại hoa này.
Phân loại cây cẩm nhung
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cây cẩm nhung khác nhau tùy vào màu sắc và xuất xứ của cây. Tuy nhiên, có hai loại cẩm nhung phổ biến:
Cây cẩm nhung xanh
Cây cẩm nhung xanh là loại được khá nhiều người ưa chuộng bởi lý do phong thủy, hợp với hầu hết các mệnh. Ngoài ra, cẩm nhung xanh nổi bật với từng bụi nhỏ, bản lá vừa, các đường gân trắng nổi trên nền lá xanh đậm. Mỗi cành non sẽ có từ 6 – 10 lá non, mọc đối nhau.
Cây cẩm nhung đỏ
Khác với cẩm nhung xanh thì cây cẩm nhung đỏ lại nổi bật với phiến lá xanh, các đường viền màu đỏ. Bình thường cây cẩm nhung đỏ nhỏ, phiến lá đậm hơn.
Ý nghĩa phong thủy của cây cẩm nhung
Đến đây thì chắc hẳn các bạn đã biết được về cây cẩm nhung rồi đúng không? Tuy nhiên, ý nghĩa cây cẩm nhung là gì, hợp với những mệnh nào thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Cây cẩm nhung có ý nghĩa thực tiễn giúp thu hút các tia điện tử độc hại từ các thiết bị vi tính, giúp bạn hạn chế được các bệnh về mắt, về da liễu, giúp cho bạn có thể giảm áp lực, thư giãn một cách hiệu quả.
Ngoài ra, cây cẩm nhung còn mang ý nghĩa như là một loại cây may mắn, chính vì thế mà thường được dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè vào những dịp đặc biệt.
Trong phong thủy, cây cẩm nhung tượng trưng cho sức mạnh của sự thông minh, mạnh mẽ và trí tuệ. Vì thế mà sẽ đem đến sự tài lộc, thăng tiến và thành công cho gia chủ trên con đường sự nghiệp.
Cây cẩm nhung hợp mệnh gì?
Xem thêm : 101+ mẫu cây bonsai đẹp nhất Việt Nam và Thế Giới
Trong ngũ hành phong thủy, cây cẩm nhung có tác dụng bổ trợ, cân bằng năng lượng giữa các mệnh, giúp đem đến tài lộc, sự may mắn và thịnh vượng dành cho gia chủ. Chính vì thế cây cẩm nhung được xem là lá bùa hộ mệnh dành cho cả năm mệnh là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Dù bạn thuộc mệnh nào thì khi trồng cây cẩm nhung trong nhà cũng đều đem lại sự may mắn.
Tuy nhiên, vì cây cẩm nhung có các loại với màu sắc nổi bật khác nhau nên bạn cũng có thể lựa chọn một loại phù hợp nhất với mệnh của mình:
+ Cây cẩm nhung xanh: phù hợp với cả 5 mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ
+ Cây cẩm nhung đỏ: phù hợp với những người mệnh Hỏa và Thổ
Nên đặt cây cẩm nhung ở đâu cho phong thủy?
Vì là một loại cây nhỏ, ưa bóng dâm bán phần, vì thế bạn nên đặt cây cẩm nhung ở trên bàn, nơi có khí hậu thoáng mát, dễ chịu. Thỉnh thoảng có thể đem cây ra ngoài để tắm nắng ở ban công vào khoảng từ 7 – 9 giờ để cây có thể quang hợp và phát triển tốt hơn.
Đối với cây cẩm nhung bạn có thể đặt ở trên bàn, kệ ti vi, văn phòng làm việc, quán cafe đều được. Nó không chỉ giúp cho không gian của bạn trở nên sinh động hơn mà còn đem đến sự phong thủy, tài lộc, may mắn dành cho bạn nữa đấy.
Cách trồng cây cẩm nhung tại nhà
Cây cẩm nhung không chỉ giúp thanh lọc không khí, đem đến cho bạn không gian tươi xanh, thoải mái mà còn đem đến sự may mắn, tài lộc dành cho người trồng. Chính vì thế, mà loại cây phong thủy này được ưa chuộng rất nhiều trong nhà, văn phòng, nơi làm việc,… Tuy nhiên, bạn đã biết cách trồng cây hoa cẩm nhung chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay dưới đây nhé.
Đất trồng
Đất trồng cây cẩm nhung nên chọn những loại có độ dinh dưỡng cao, đất xốp, có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất từ các cửa hàng bán cây cảnh chuyên dụng hoặc là trộn hỗn hợp đất bao gồm: đất, than mùn, phân vi sinh.
Lựa chọn thời điểm gieo trồng
Thời gian thích hợp để gieo trồng hạt là vào khoảng tháng 8 – tháng 9, bởi vì nhiệt độ lúc này không quá nóng cũng không quá lạnh, thích hợp để cây mọc rễ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Nhân giống
Cây cẩm nhung có thể được nhân giống theo hai phương pháp là gieo hạt và giâm cành bằng ngọn cây:
- Nhân giống bằng hạt: Lựa chọn những hạt khỏe, mẩy, không bị hư hại gì. Sau đó thì tiến hành gieo hạt trên cát mỏng có đủ độ ẩm để cây có thể nảy mầm. Khoảng từ 10 – 20 ngày cây có thể nảy mầm và phát triển tốt thì bạn có thể đem đi trồng vào chậu.
- Giâm cành: Để giâm cành, bạn lựa chọn ngọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, héo úa. Cắt bỏ cành cây giâm với độ dài khoảng từ 4 – 6cm, ngâm qua dung dịch kích thích mọc rễ khoảng 2 tiếng sau đó đem đi cắm vào đất ẩm. Duy trì độ ẩm của cây khoảng từ 15 – 20 ngày thì cây đã mọc rễ và phát triển. Lúc này để cây phát triển hơn một chút nữa là có thể đem trồng trong chậu.
Kỹ thuật trồng cây
Cây con sau khi được nhân giống thành công thì sẽ tiến hành trồng vào chậu, vì là loại cây bụi nên bạn nên chọn những bụi cây đẹp, không bị sâu bệnh và sinh trưởng tốt để trồng và chăm sóc. Cây giống sau khi nhổ lên thì phải đem trồng ngay, lưu ý không cần loại bỏ toàn bộ đất ở rễ cây sẽ khiến cho cây bị héo, phát triển chậm.
Kỹ thuật trồng thì bạn nên lưu ý lấp đầy đất vào phần rễ của gốc cây, sau đó thì nhấn mạnh để cố định cây không bị đổ. Trồng xong thì nhớ tưới nước cho cây thường xuyên để cây có thể nhanh chóng bám vào đất để hút chất dinh dưỡng.
Cách chăm sóc cây cẩm nhung đơn giản
Xem thêm : Cây bạch đàn (eucalyptus) là gì? Đặc điểm, công dụng, cách trồng
Mặc dù là loại cây cảnh để bàn dễ chăm sóc nhưng khi chăm sóc cây cẩm nhung ở nhà thì bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau đây:
Tưới nước:
Đối với cây hoa cẩm nhung thì bạn nên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây, trung bình từ 100 – 200ml/ tuần. Vì thế bạn có thể tưới nước từ 2 – 3 lần.
Lưu ý với những bạn trồng cây cẩm nhung ở văn phòng sử dụng nước máy để tưới cây thì nên để qua đêm để bay hết Clo trong nước để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Nhiệt độ:
Cây cẩm nhung sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong nhiệt độ từ 20 – 25 độ C. Vì thế rất thích hợp để chăm sóc trong nhà hay văn phòng kín.
Và nếu nhiệt độ tăng quá cao (vào những ngày hè) thì nên hạn chế cho cây ra ngoài tắm nắng để cây không bị sốc nhiệt, cháy lá.
Ánh sáng:
Đây là là loại cây ưa nắng bán phần, nghĩa là sinh trưởng tốt trong điều kiện bóng dâm hoặc ánh nắng nhẹ.
Vì thế các bạn chỉ cần cho cây tắm nắng vào khoảng từ 7 – 9h, tránh cây bị sốc nhiệt.
Dinh dưỡng:
Trong khoảng thời gian đầu vì đã có phân bón trong đất nên bạn không cần bón thêm. Sau khoảng 2 tháng thì bạn có thể bón phân NPK theo tỉ lệ 5:5:5, lưu ý nên hòa với nước để tưới cho cây dễ dàng hấp thụ hơn.
Cắt tỉa cành lá:
Vì là loại cây mọc theo bụi, lá thường xum xuê nhau nên bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành lá hư hỏng, sâu bệnh để cây phát triển tốt. Và có được dáng cây đẹp, phong thủy như mong muốn.
Phòng trừ sâu bệnh:
Cây cẩm nhung dễ bị một số bệnh vàng lá, rụng lá, lá khô hay xuất hiện các đốm trắng trên lá. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện chăm sóc không đảm bảo. Vì thế nên khi chăm sóc bạn cần lưu ý để tránh cây bị các bệnh trên.
Như vậy, phía trên mình đã giới thiệu cho các bạn về cây cẩm nhung cũng như là cách trồng và chăm sóc tại nhà mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng các bạn có thể lựa chọn được cho mình một loại cây phù hợp với phong thủy của mình.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Cây xanh