Cây lan chi (cây dây nhện): Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc đơn giản
Cây lan chi là loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng và được trồng nhiều, phổ biến ở Việt Nam bởi vẻ đẹp đơn giản và nhiều những công dụng tuyệt vời. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây lan chi một cách chi tiết và dễ hiểu.
- Top 65 các loại cây thủy sinh đẹp, dễ trồng và lọc không khí tốt
- Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
- Cây tầm bóp chữa bệnh gì? Phân loại, tác dụng và cách trồng
- Các loại cây cau cảnh, đặc điểm cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cau
- Cây sang là cây gì? Ý nghĩa, đặc điểm và cách trồng có hoa đẹp
Giới thiệu cây lan chi
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Cây lan chi (cây dây nhện): Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc đơn giản
Cây lan chi còn được gọi bằng nhiều tên khác như cây dây nhện, thảo lan chi, cỏ điếu lan, thảo lan chi, cỏ mẫu tử, lục thảo trổ. Cây có tên khoa học là Chlorophytum comosum, thuộc họ Măng tây (Asparagaceae). Tuy có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng sau được tìm thấy ở nhiều nước khác như Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,…
Những chậu cây cỏ lan chi nhỏ nhắn thường được dùng trang trí bàn học, bàn làm việc, cây treo tường,… Nhìn cây có vẻ mỏng manh nhưng sức sống lại vô cùng mãnh liệt, dễ dàng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Đặc điểm của cây lan chi
Cỏ lan chi là giống cây thân thảo, xanh tươi quanh năm. Cây thường mọc thành các bụi nhỏ với chiều cao trung bình khoảng từ 40 – 50cm. Thân rễ ngắn, rễ sẽ phình to dần phát triển thành củ thịt, xốp, có màu trắng ngà và tách khỏi thân cỏ dễ dàng.
Lá lan chi mảnh mai, màu xanh và có màu trắng trải dài theo mép lá. Lá nhọn dần về phía ngọn nên có dạng hình kiếm thon dài. Lá mềm nên thường uốn cong xuống dưới. Vì thân rễ ngắn nên lá không có cuống mà mọc sát từ thân lên. Kích thước lá dài, nhỏ và mảnh với chiều dài trung bình từ 15 – 40cm, chiều rộng khoảng 2 – 2,5cm.
Hoa lan chi có hình dạng như những ngôi sao nhỏ 6 cánh. Giữa đầu cánh hoa điểm xuyết nhuỵ vàng. Những bông hoa màu trắng nhỏ nhắn mọc thành từng cụm nổi bật ở chính giữa đám lá.
Cây dây nhện ưa bóng râm, nên khi ở nơi có cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao rất dễ bị khô héo. Sức sống mạnh mẽ, tốc độ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ.
Cây lan chi được phân biệt với 2 loại cơ bản, đó là cây lan chi xanh và cây lan chi sọc. Lan chi xanh có lá dài khá giống lá hẹ, màu xanh. Lan chi sọc lá có điểm khác là màu xanh sọc trắng dọc theo mép lá.
Ý nghĩa cỏ lan chi
Cây lan chi có ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt. Cây lan chi giống như lá bùa hộ mệnh, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Cây dây nhện giúp xua đuổi tà khí, rủi ro và trở thành biểu tượng đặc trưng cho sự hạnh phúc và tài vượng.
Đặc biệt, cây nhỏ bé nhưng vẫn vươn mình và có sức sống mãnh liệt. Thế nên, cỏ lan chi tượng trưng cho sức sống kiên cường, mạnh mẽ và tượng trưng cho cuộc sống thanh khiết, không mưu cầu danh lợi.
Tác dụng cây lan chi
Cây lan chi được trồng ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Vậy tác dụng của lan chi là gì?
Đầu tiên phải kể đến tác dụng trang trí sân vườn, nhà cửa, bàn làm việc,… với giá trị thẩm mỹ tuyệt vời. Cây lan chi sẽ giúp tạo điểm nhấn cho không gian sống của bạn. Một không gian xanh, gần gũi thiên nhiên sẽ mang lại năng lượng, tinh thần thư giãn, dễ chịu cho bạn. Cây có thể được trồng trang trí ở nhiều kiến trúc nội thất, có thể trồng trong chậu nhỏ để trưng bày ở bàn học, bàn làm việc, kệ tủ,… Hay trồng treo lên ban công, hàng rào,… để cây rủ xuống mang lại nét đẹp khác biệt.
Không những thế, cây lan chi còn được ví như là “máy lọc không khí thần kỳ”. Bởi cây có chức năng hút các khí độc hại và điều chỉnh, thanh lọc không khí. Theo nghiên cứu, lan chi có thể thu hút, hấp thụ đến 95% khí cacbonic, các khí độc hại từ thiết bị điện được xử lý và biến chất gây ung thư trong không khí thành các chất không gây hại. Do đó, cây mang lại bầu không khí trong lành, mát mẻ, giúp bạn thư giãn, dễ chịu sau những giờ căng thẳng.
Không những thế, một tác dụng quan trọng không thể không nhắc đến đó là cây lan chi có thể làm thuốc chữa nhiều loại bệnh tùy theo từng bộ phận của cây. Thân cây giã nát dùng để đắp lên các vết thương ngoài ra để nhanh chóng. Và thân cũng có thể sử dụng làm thuốc thanh nhiệt, tiêu sưng tán viêm, dưỡng âm nhuận phổi,… Rễ cây có thể dùng để chữa trị các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu hoặc chảy kiết lị,..
Như vậy, cây lan chi có rất nhiều những công dụng tốt, được nhiều người ưa chuộng. Ngoài làm đẹp thì cây còn giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bạn và các thành viên khác trong gia đình.
Cây cỏ lan chi hợp mệnh gì?
Với màu xanh tươi sáng, cây dây nhện phong thủy rất phù hợp với những người thuộc mệnh Thủy. Đối với những người hợp mệnh, cây sẽ đem lại nhiều ý nghĩa hơn. Cây lan chi mang lại may mắn, tài lộc và thành công cho người sở hữu.
Đặc biệt hơn, với những người tuổi Mùi, cây lan chi là tấm bùa tuyệt vời luôn đem đến những năng lượng tinh thần tích cực và nhiều điều may mắn, tốt lành cho họ.
Cách nhân giống cây lan chi
Cây lan chi có thể được nhân giống bằng 2 phương pháp đơn giản là tách gốc hoặc giâm cành. Bởi vì cây mọc thành bụi nhỏ nên, gốc rễ khá xốp, dễ dàng tách khỏi nhau nên có thể tách gốc để nhân giống. Đây cũng là phương pháp phổ biến nhất. Với phương pháp này, bạn cần chọn những cây khỏe mạnh, có nhiều gốc nhỏ và chú ý cắt bỏ các rễ khô, rễ yếu.
Phương pháp thứ hai nhân giống cây dây nhện là giâm cành. Cây dây nhện có rất nhiều nhánh cây con mọc tỏa ra giống như mạng nhện. Điểm đặc biệt là trên mỗi nhánh lại mọc rất nhiều các cụm cây con. Thế nên bạn có thể cắt các cụm cây con từ nhánh ra rồi đem giâm xuống đất đã chuẩn bị từ trước.
Cách trồng cây lan chi
Cây lan chi vốn là loại cây dễ thích nghi với các điều kiện sống khác nhau nên cách trồng cây dây nhện cũng rất đơn giản. Hiện nay, lan chi được trồng theo 2 cách đơn giản và nhanh chóng, đó là trồng cây dây nhện trong nước và trên đất.
Trồng thủy sinh
Cây lan chi trồng trong nước cũng không quá phức tạp bởi chỉ cần vài thao tác đơn giản. Đầu tiên, bạn cẩn thận tách cây con từ cụm cây mẹ, chú ý để rễ được nguyên vẹn. Tiếp đó, bạn rửa rễ cho sạch đất, sử dụng bình thủy tinh đã đổ ngập nước từ trước để cắm rễ vào. Nếu cây dây nhện trồng trong nước quá sâu thì phải có một chiếc giá đỡ để cây không bị ngập quá rễ quá nhiều, tránh tình trạng cây không thể phát triển. Như vậy là ta đã có được cây dây nhện thủy sinh nhỏ xinh để trang trí góc học tập, bàn làm việc, kệ tủ hay phòng khách.
Trồng trên đất
Trước tiên cần phải chuẩn bị đất trồng cho cây lan chi. Cỏ lan chi có đặc điểm dễ phát triển trong mọi điều kiện. Đất trồng được chuẩn bị cẩn thận, có thể chọn các loại đất có nhiều chất dinh dưỡng và mềm như đất phù sa, đất mùn. Nếu là đất thường thì nên sử dụng thêm tro trấu, xơ dừa, bã mùn và phân chuồng ủ mục trộn chung với nhau để độ dinh dưỡng trong đất tăng.
Tùy theo nhu cầu trang trí của mình, bạn có thể trồng ngay xuống đất một cách trực tiếp hoặc trồng trong chậu. Cây cần phải đặt ở chính giữa hố trồng hay chính giữa chậu cây, sau đó lấp đất qua phần cổ rễ, đất xung quanh gốc nén chặt để cố định cây. Cuối cùng, để cây nhanh chóng thích nghi với điều kiện môi trường mới, bạn nên tưới nước thật đẫm. Sau này thì duy trì tưới nước thường xuyên và mức độ nước hợp lý.
Cách chăm sóc cây lan chi
Cây dây nhện dễ trồng bao nhiêu lại càng dễ chăm sóc bấy nhiêu, bởi cây có thể thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Một vài lưu ý về cách chăm sóc cây dây nhện giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Đất trồng
Xem thêm : Cây Chuông Vàng: có độc không, cách trồng, chăm sóc ra hoa
Cây dây nhện không kén đất mà có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Đất chỉ cần đảm bảo được khả năng thoát nước tốt, và độ pH ở trong khoảng 6 – 7,5.
Ánh sáng
Cỏ lan chi là loại cây chịu bóng một phần và cũng có thể ưa sáng. Vì thế, bạn nên tránh đặt cây lan chi ở những nơi chịu ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Mà cần đặt cây ở những nơi có ánh sáng vừa để tránh cây bị cháy nắng hay nhanh khô héo.
Nước
Cây dây nhện sẽ sinh trưởng tốt khi độ ẩm luôn được duy trì ở mức độ nhất định. Chú ý nước tưới không bị nhiễm phèn, có thể tưới bằng nước mưa hoặc nước cất. Lượng nước tưới phù hợp, không quá nhiều khiến cây bị úng nước, không quá khô khiến cây bị khô héo.
Nhiệt độ
Khí hậu nhiệt đới ở nước ta rất phù hợp cho sự sinh trưởng của cây lan chi. Và đặc biệt phát triển tốt khi ở nhiệt độ trung bình khoảng 18 – 24°C.
Bón phân
Cây lan chi không cần quá nhiều phân bón phức tạp, chỉ cần bón vừa đủ cho cây không bị vàng lá và phát triển tốt. Bạn có thể bón phân chuồng ủ mục xung quanh gốc cây 2 tuần 1 lần. Ngoài ra thêm một chút phân đạm mỗi mùa hoa sẽ tốt hơn. Và lưu ý ngừng bón phân cũng như tưới nước khi trời quá lạnh với nhiệt độ môi trường dưới 4˚C.
Phòng trừ sâu bệnh
Nguyên nhân gây sâu bệnh cho cây lan chi chủ yếu là do các điều kiện dinh dưỡng, nước tưới, nhiệt độ, ánh sáng và chế độ phân bón,… Thế nên bạn cần lưu ý phòng tránh một số loại bệnh điển hình, chẳng hạn như bệnh than, bệnh thối rễ, bệnh mốc trắng,…
Để phòng bệnh thối rễ, bạn cần điều tiết chế độ nước tưới và phân bón hợp lý hơn, không nên tưới quá nhiều. Và đặc biệt phải có sự thông gió cho cây.
Đối với loại bệnh than trên cây dây nhện, thì cần thay đổi độ ẩm và cải thiện chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ. Bạn có thể tham khảo sử dụng dung dịch Topsin – M 50% pha loãng với nước để tưới cho cây 2 tháng/lần.
Để tránh được bệnh nấm mốc trắng, bạn nên tránh để cây bị ngập úng, tức là phải chú ý đến khả năng thoát nước của đất và đảm bảo ánh sáng, nhiệt độ, phân bón,…
Ngoài ra, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần chú ý thường xuyên cắt tỉa lá vàng, lá héo, lá già, lá sâu bệnh,… Như vậy sẽ tăng tính thẩm mỹ cho cây, không gian trang trí luôn tươi mát.
Cây lan chi giá bao nhiêu?
Cây lan chi (cây dây nhện) đã phổ biến từ lâu nên cũng có rất nhiều địa điểm, cửa hàng bán cây dây nhện. Hiện nay, khi đến bất kỳ vườn ươm giống, cửa hàng bán cây cảnh nào bạn cũng sẽ dễ dàng mua được cây lan chi.
Vậy cây dây nhện giá bao nhiêu? Theo tham khảo, giá cây dây nhện nhỏ không kèm chậu thường dao động từ 20.000 – 30.000 VNĐ. Khi mua ở các cửa hàng cây cảnh, một chậu cây lan chi gồm cả chậu rất đẹp sẽ có giá dao động từ 100.000 VNĐ/cây trở lên. Lưu ý mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo, chúng có thể thay đổi tùy theo thời điểm, kích thước của cây.
Trên đây là bài viết chia sẻ toàn bộ những thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây lan chi. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn đọc!
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Cây xanh