Cây sang là cây gì? Ý nghĩa, đặc điểm và cách trồng có hoa đẹp
Nhắc đến tên các loại cây bóng mát, không thể không kể đến cây sang. Loài cây này vốn mọc trong tự nhiên nhưng ngày càng phổ biến và được trồng nhiều trong công viên, trên các con phố. Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về cây sang trong bài viết dưới đây nhé!
- Cây ngô đồng là cây gì? Tác dụng và ý nghĩa trong phong thủy
- Cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Hợp mệnh nào, cách trồng và chăm sóc
- Cây linh sam là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng, chăm sóc tốt nhất
- Cây sưa đỏ: đặc điểm, cách trồng và nhận biết giống sưa “bạc tỷ”
- Cây bạch đàn (eucalyptus) là gì? Đặc điểm, công dụng, cách trồng
Giới thiệu cây sang
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Cây sang là cây gì? Ý nghĩa, đặc điểm và cách trồng có hoa đẹp
Cây sang hay còn có tên gọi khác là cây Sang Giàu, thuộc họ Lộc Vừng. Có nguồn gốc xuất xứ từ Lào và Campuchia, tên khoa học của cây là Sterculia Lanceolata. Ở Việt Nam, trong các khu rừng, trên các sườn đồi vùng núi và vùng trung du Bắc Bộ là những nơi cây sang sinh trưởng chủ yếu. Cây sang là cây bóng mát cho hoa đẹp nên ngày càng được nhiều người ưa chuộng và được trồng nhiều như các cây công trình trên phố, trong công viên.
Đặc điểm cây sang
Cây sang là loại cây thân gỗ, có đường kính lớn khoảng 15 – 20cm, chiều cao có thể đạt tới 15m. Thân cây có vỏ ngoài nhẵn, màu nâu xám. Cây mọc thẳng, có nhiều nhánh cây và tán lá rộng đến 25m2. Lá cây dạng bản to, quanh năm xanh tươi và không bị rụng thậm chí ngay trong điều kiện thời tiết mùa đông. Do đó, cây rất thích hợp làm cây bóng mát trên các con phố hay ở công viên,…
Cây hoa sang vào mùa hoa rất đẹp. Hoa sang có năm cánh chúm chím nhỏ xinh mọc thành từng chùm trên những ngọn cành. Hoa có màu vàng nhìn nổi bật trên nền lá xanh mướt. Thời gian ra hoa kéo dài khá lâu, có thể đến 4 tháng từ khi hoa xuất hiện đến khi tàn.
Đặc biệt hơn các cây khác, hoa của cây sang cũng chính là quả. Khi chín, từng chùm hoa sang hay cũng là quả sang, chuyển sang màu đỏ và nở bung như những ngôi sao đỏ năm cánh, để lộ ra những hạt sang nhỏ. Vì thế, khi ngắm nhìn cây sang hoa đỏ ai cũng thốt lên thích thú và trầm trồ vì sự lạ mắt đó.
Trong mỗi quả sang lại có chi chít những hạt sang. Hạt sang cũng có sự biến đổi kỳ lạ theo thời gian. Lúc còn non, những hạt sang trắng nằm ẩn mình trong từng chùm quả sang vàng. Khi già, quả nở bung để lộ những hạt sang đen tuyền.
Quả cây sang ăn được không? Câu trả lời là ăn được dù quả non hay già nhé. Tách từng quả để lấy hạt ăn cũng là một trải nghiệm thú vị. Hạt sang khi non, ăn sẽ có sự ngọt thanh nhẹ nhàng. Những quà đã già thì bạn có thể đem phơi khô, sau đó rang lên ăn. Hương thơm và vị bùi, ngậy giống như hạt điều ấy sẽ khiến bạn ấn tượng khó quên.
Ý nghĩa cây sang
Tuy được trồng nhiều với công dụng là cây bóng mát, được biết đến là cây công trình trên các đường phố. Nhưng cây sang cũng có ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt như một số giống cây khác. Ngay từ cái tên cũng đủ để cho ta thấy ý nghĩa ngầm ẩn của loài cây này rồi. Trong phong thuỷ, cây sang cảnh là biểu trưng cho sự giàu sang, phú quý. Chính vì thế, cây sang được nhiều người ưa chuộng và thường muốn tìm về trồng trong khuôn viên nhà hay những nơi gần nhà với hy vọng may mắn, tài lộc sẽ đến với mình.
Tác dụng cây sang
Cây sang có rất nhiều tác dụng khác nhau, khiến cho mọi người ai cũng lại thêm phần trầm trồ. Cây sang là loài cây đẹp về hình thức, rực rỡ nhờ có hoa, mang lại vẻ đẹp lạ mắt, độc đáo. Chính vì thế, cây rất được yêu thích và thường được trồng trong công viên, khuôn viên nhà xưởng hay trên khắp các ngách phố, con đường. Có những giá trị đặc biệt nên cây sang đang ngày càng được trồng nhiều tại các khu đô thị. Đây là một loại cây cảnh, cây công trình cho bóng mát đẹp.
Ngoài ra, với đặc điểm tươi tốt quanh năm, cây sang còn tạo không gian xanh mát, thư giãn cho mọi thành viên trong gia đình khi trồng ở khuôn viên nhà. Cây giúp cho mọi không gian trở nên sạch, đẹp và thân thiện với tự nhiên, với môi trường, đảm bảo cho sức khoẻ của mọi người.
Một tác dụng khác của cây sang được nghiên cứu ra đó chính là tuỳ vào mỗi bộ phận cây sang có thể tạo thành các dược phẩm tốt có chức năng phòng chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Lá cây có thể được dùng để trị đòn ngã. Vỏ thân cây ở Trung Quốc được sử dụng để tiêu mụn nhọt, trị bạch đới nhiều, lâm trọc và giảm sưng tấy,… Ở Việt Nam, vỏ cây sang chính là một trong những nguyên liệu thành phần trong thuốc thanh phế nhiệt.
Xem thêm : Cây ngô đồng là cây gì? Tác dụng và ý nghĩa trong phong thủy
Không những thế, hạt sang còn có thể ăn được, chúng có hương vị thơm ngon, béo bùi. Thưởng thức những hạt sang non hay hạt sang già rang, chắc chắn sẽ đem lại cảm giác thích thú đấy.
Vốn là một loại cây thân gỗ, nên sợi vỏ cây sang cũng được sử dụng để sản xuất ra giấy hay túi xách thời trang.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu vì sao loài cây này lại được nhiều người yêu thích rồi chứ? Không chỉ bởi vẻ đẹp lạ mắt bên ngoài, mà còn bởi những công dụng tuyệt vời của cây sang nữa.
Cách nhân giống cây sang
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng nhân giống cây sang bằng hai phương pháp đơn giản và phổ biến nhất, đó là gieo hạt và chiết cành.
Gieo hạt
Trước hết, cần phải chọn lọc các hạt già đủ tiêu chuẩn chất lượng. Những hạt đem gieo cần được bảo quản kỹ lưỡng ở nơi khô ráo, thoáng mát, không có ánh sáng trực tiếp. Sau đó, có thể đem hạt gieo ngay trên đất đã được làm tơi từ trước. Sau khi gieo, cần phải phủ rác mục trên bề mặt đất và tưới ẩm thường xuyên. Kể từ đó, 3-4 tháng sau, có thể di chuyển cây ra trồng ở các khu công trình.
Chiết cành
Đầu tiên, cần phải chọn cành để chiết, tốt nhất nên chọn những cành bánh tẻ có đường kính từ 1-1,5cm, ở giữa tầng tán và không bị sâu bệnh. Sau khi cắt khoanh vỏ cành chiết thì bó bầu đất đã chuẩn bị từ trước.
Khoảng 1 tháng sau, tuỳ từng mùa vụ cành chiết sẽ mọc rễ. Khi đó, có thể cắt cành chiết, hạ bầu chiết và đem giâm cành chiết xuống đất trồng. Sau khoảng nửa tháng thích nghi với môi trường đất, ánh sáng thì có thể tưới nước phân và chăm sóc như cây con. Tiếp tục khoảng 1 tháng là có thể đánh cây đi trồng.
Cách trồng cây sang
Điều kiện trồng
Cây sang là một loài cây dễ trồng, chúng phù hợp với hầu hết các loại đất khác nhau. Nhưng trừ đất chua thì không nên trồng bởi đất chua sẽ kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây sang. Cây sang ưa ánh sáng nên cần chọn những vị trí trồng thoáng đãng để cây hấp thụ được ánh sáng quang hợp tốt.
Kỹ thuật trồng
Trước khi trồng khoảng 1 tuần, cần chuẩn bị đào hố trồng với hỗn hợp gồm mùn, tro trấu, phân NPK và phân chuồng. Sau khoảng thời gian 3 tháng giâm ủ cây ra rễ mới, thích nghi với môi trường thì có thể di chuyển tới công trình.
Khi chuyển tới các công trình, cây luôn được bảo vệ, giữ ẩm bằng lưới đen, vải, bao bố bọc kín quanh bầu cây. Đến nơi trồng, cần bóc vỏ bọc bầu cây rồi đặt nhẹ vào hố đất trồng. Sau đó, lấp kín đất và ấn chặt quanh gốc để cố định cây không bị nghiêng. Cuối cùng thì tưới ngay nước cho cây.
Lưu ý là bạn nên cho một lượng thuốc kích rễ hoà tan cùng nước tưới vào hố đất trồng từ trước để cây nhanh chóng phát triển. Hiện nay, Atonik là một trong những loại kích rễ tốt nhất trên thị trường với giá cả khá rẻ. Và có thể dùng cọc để chống giúp giữ cây đứng chắc chắn, không bị nghiêng ngả hay đổ khi mưa gió.
Cách chăm sóc cây sang
Cây sang được đánh giá là khá dễ chăm sóc, sau đây sẽ là một số cách chăm sóc phù hợp nhất dựa trên đặc điểm của cây sang.
+ Đất trồng không được là đất chua và luôn được giữ ẩm.
+ Tưới nước thường xuyên nhưng vừa phải tuỳ vào từng thời điểm trong năm. Mùa khô thì chú ý tưới nhiều hơn, mùa mưa thì giảm lượng nước tưới đi.
Xem thêm : Cây mít: đặc điểm, cách trồng, kỹ thuật ghép, chăm sóc sai quả
+ Thường xuyên cắt tỉa tán cây để dáng cây đẹp hơn và loại bỏ đi những lá vàng, lá héo, cành khô mục.
+ Cây hầu như không bị sâu bệnh, nhưng ở thời điểm ra hoa, cây dễ bị sâu tấn công dẫn đến hiện tượng rụng lá, mục thân,… nên cần chú ý kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý.
+ Bón phân NPK cho cây theo định kỳ 6 tháng 1 lần.
Mua cây sang ở đâu và giá bao nhiêu?
Hiện nay, cây sang đang ngày càng được trồng phổ biến hơn ở các khu đô thị và công trình nên các nhà vườn ươm giống, cây giống hay đồi cây rừng tạp đã bắt đầu trồng và cung cấp loại cây này. Trên thị trường, có rất nhiều các cơ sở vườn giống cây công trình có loại cây sang này được phân bố ở khắp nơi. Nên để tìm hiểu dễ hơn, bạn có thể đến trực tiếp các nhà vườn để có thêm nhiều thông tin chi tiết về cây sang cũng như cách trồng, cách chăm sóc.
Mỗi một địa chỉ bán đều sẽ có định giá cây sang khác nhau, nhưng không chênh nhau nhiều. Giá bán trung bình trên thị trường của cây sang phụ thuộc vào dáng, chiều cao và đường kính cây. Hãy tham khảo bảng giá từ cây sang giống đến khi trưởng thành để khi tới các vườn ươm, bạn không bị bỡ ngỡ nhé.
+ Cây sang giống: giá bán 2.000 – 3.500 VNĐ/ngọn mới cắt
+ Cây sang cao 20cm – 30cm: giá bán 5.000 – 8.000 VNĐ/bầu
+ Cây sang cao 40cm – 60cm: giá bán 9.000 – 12.000 VNĐ/bầu
+ Cây sang cao 70cm – 1m: giá bán 14.000 – 20.000 VNĐ/cây
+ Cây sang cao 2m, đường kính 5cm: giá bán khoảng 300.000 VNĐ/cây
+ Cây sang cao hơn 4m, đường kính 10cm: giá bán khoảng 1.000.000 VNĐ/cây
+ Cây sang đường kính 15cm: giá bán từ 1.800.000 VNĐ/cây
+ Cây sang đường kính từ 20cm trở lên: giá bán khoảng từ 2.500.000 VNĐ/cây
Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tuỳ từng thời điểm và số lượng cây mua.
Như vậy, cây sang là loại cây công trình không chỉ có vẻ đẹp lạ mắt, sang trọng mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời. Vừa có thể làm cảnh, mang ý nghĩa phong thuỷ và còn có thể chữa được nhiều loại bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho mọi người. Với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về cây sang.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Cây xanh