Cây xanh

Cây si: ý nghĩa, tác dụng và cách trồng, chăm sóc si cảnh nên biết

Nếu để kể về một loại cây cảnh đẹp và phổ biến ở Việt Nam thì cây si vẫn luôn được nhắc đến. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Vậy cây si có gì đặc biệt mà lại được người Việt ưa chuộng đến thế? Bạn sẽ được tìm hiểu về ý nghĩa, tác dụng và cách trồng của loại cây này qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về cây si

Cây si còn được biết đến rộng rãi với tên gọi khác là cây gừa. Nó là loại cây thuộc họ dâu tằm với tên khoa học là Ficus microcarpa. Cay Si 9 800x600

Không chỉ ở Việt Nam mà cây si còn được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia như một loại cây bonsai. Trong đó các nước châu Á nói chung và các quốc gia Đông Á nói riêng vốn nổi tiếng với nghệ thuật bonsai rất ưa thích cây si. Tại nước ta, bạn có thể bắt gặp loại cây này tại rất nhiều nơi. Cây si dễ trồng lại có sức sống và khả năng thích nghi tốt.

Hiện nay có những loại si phổ biến như cây si đỏ, cây si nhật, cây si đá, si xanh, si cẩm thạch,… Trong đó cây si đỏ là được biết tới nhiều bởi cây si nhựa đỏ và lá cũng có sắc đỏ nhìn rất lạ mắt và đặc biệt.

Giá cây si cảnh có sự biến động tùy theo loại cây và công sức uốn nắn của nghệ nhân trồng cây. Có những nơi bán sỉ cây cảnh mini giá sỉ chỉ vài trăm nghìn đồng. Nhưng cũng có không ít loại si có giá từ vài triệu đến hàng trăm triệu hay cả tỷ đồng được bày bán trên thị trường.

Đặc điểm của cây

Cây si là thực vật thân gỗ có kích thước lớn. Trong tự nhiên nếu có điều kiện phù hợp cây có thể phát triển lên tới 30m. Những cây trung bình thường cao khoảng 15-20m. Nó có khả năng phân nhánh cao với rất nhiều cành mọc ngang hướng ra xung quanh. Thân và cành si khỏe mạnh và có độ dẻo dai cao nên rất thích hợp để tạo dáng thành cây bonsai.Cay Si 7 800x593

Trên thân và các cành si có những sống gờ hoặc các cục bướu nổi lên do quá trình sinh trưởng nhanh chóng. Ngoài bộ rễ đâm sâu trong lòng đất, từ thân và cành cây mọc ra những rễ phụ nhỏ hướng xuống đất nhìn khá đẹp. Các rễ này được hình thành và phát triển đa số trong mùa mưa ẩm để hút nước và ít có tác dụng trong mùa khô.

Lá si có hình trái xoan nhọn ở đầu và khá nhẵn bóng trông khỏe mạnh. Lá cây si có màu xanh khá đạm, mặt trên lá tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời nên đậm hơn so với mặt dưới lá. Các lá nhỏ, mọc so le với nhau dài 10-15cm và rộng 5-6cm. Lá cây mọc dày và phân bố sát nên nhìn rất xum xuê và xanh tốt.

Cây si có hoa nở mỗi năm một lần. Sau khi hoa tàn, cây sẽ ra quả vào khoảng tháng 9 tới tháng 12. Quả có dạng hình cầu, xanh khi non và lúc chín thì dần chuyển màu vàng. Trái si không có cuống mà mọc trực tiếp từ chùm quả trên ngọn cây hoặc các cành nhánh.

Nhiều người hay nhầm lẫn mà không biết si và cây sanh khác nhau thế nào. Tuy cả hai rất giống nhau nhưng vẫn có một số điểm để ta phân biệt. Lá cây sanh nhỏ hơn và cong hình chiếc ghe thay vì phẳng như lá si. Rễ cây sanh cũng nhọn chứ không to và bè như rễ si.

Ý nghĩa của cây si

Cây si trong phong thủy là loài cây mang đến cát tường và thịnh vượng cho người trồng. Lá cây luôn xanh tốt và bóng đẹp mọc xum xuê đại diện cho sức sống và phúc lộc dồi dào. Phiến lá dày và xanh đậm tạo cảm giác khỏe mạnh và đủ đầy.Cay Si 6 800x600

Thân cây chắc chắn nhưng không kém phần dẻo dai mang ý nghĩa về sự cân bằng tuyệt hảo. Bên trong vẻ ngoài cứng cáp là sự mềm dẻo đến bất ngờ. Trên thân và cành có những rễ phụ rủ xuống đung đưa trước gió tạo nên một vẻ đẹp tinh tế đặc biệt.

Với sự mềm dẻo và cành lá tươi tốt xum xuê, cây si rất được người chơi bonsai ưa thích. Cây có thể uốn thành nhiều thế cây đẹp tùy vào người chủ. Mỗi thế cây lại đại diện cho những ý nghĩa khác nhau vô cùng phong phú.

Với ý nghĩa tốt đẹp trên, trồng cây si trước nhà có tốt không? Tuy si mang lại sinh khí cho ngôi nhà nhưng nên tránh trồng cây trước cửa. Bởi tán cây rộng hướng ra xung quanh, lá cây lại dày và rậm rạp che đi ánh sáng chiếu vào nhà. Vô tình cây sẽ chắn luồng dương khí theo ánh sáng đi vào trong nhà người trồng. Luồng âm khí nặng và xấu cũng khó thoát ra và tích tụ lâu ngày trong nhà gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Tác dụng của cây si

Làm cây công trình

Cây si được trồng tại nhiều nơi từ công trình công cộng cho đến đền chùa và cả sân vườn của người dân. Nó có sức sống mạnh mẽ, thân cành dẻo dai nên có thể trồng tại khu vực trống mà ít lo bão lũ làm gãy đổ. Cây lại có tán lá rộng và cành lá xum xuê tươi tốt nên được trồng để lấy bóng mát và làm đẹp cảnh quan.Cay Si 3 800x600

Cây có nhiều lá nên khả năng quang hợp và thoát hơi nước của si cũng có phần vượt trội so với các loại cây còn lại. Cây hấp thụ khá tốt bụi bẩn trong không khí giúp cho môi trường trong lành hơn.Quá trình quang hợp hấp thụ CO2 và nhả khí O2 giúp những người ngồi nghỉ dưới tán cây nhanh hồi phục và dễ hít thở hơn.

Cây si ít cần đến sự chăm sóc kỹ càng như một số loại cây khác. Trên cành và thân cây lại có những rễ phụ mọc rủ xuống nhìn như những tua nhỏ đung đưa kết hợp với lá cây dày đặc xanh mướt tạo nên nét thẩm mỹ cao. Vì vậy mà si là loại cây công trình khá được ưa chuộng.

Làm cây bonsai

Si là thực vật có tuổi thọ cao, thân cây chắc khỏe với dáng đẹp. Thân và cành cây có độ mềm dẻo tốt nên là ứng cử viên phù hợp để làm cây bonsai hoặc cây cảnh trang trí. Người nghệ nhân có thể uốn nắn cây thành nhiều tư thế đẹp mà ít sợ gãy cành, chết cây hơn các loại cây cứng.

Cây si bonsai có thể khống chế kích thước vừa hoặc nhỏ. Bù lại chúng nhìn cứng chắc và bền bỉ hơn với vẻ đẹp mạnh mẽ. Mọt điểm cộng của si là lá cây xum xuê mọc đan xen nên khá dễ để cắt tỉa tạo thế đẹp mà không phải chờ cây mọc hoặc dùng thuốc tăng trưởng lá cây.

Các rễ cây mọc trên mặt đất cũng có thể được tận dụng để uốn và buộc kết hợp với thế cây sẵn có để tăng tính thẩm mỹ. Các nghệ nhân có thể dùng thuốc tạo rễ và tưới ẩm cho cành, thân cây để kích thích cây ra nhiều rễ hơn phục vụ cho mục đích nghệ thuật.

Ngoài ra cây còn được trồng trên hòn non bộ, cạnh bể cá hoặc ven hồ như cây cảnh trang trí. Hình ảnh cây si với những rễ cây rủ xuống mặt hồ hút nước vừa đẹp lại giúp người trồng giảm lượng nước tưới đi khá nhiều.

Vị thuốc thảo dược

Cây si được sử dụng như một loại thuốc trong Đông y. Lá và rễ phụ của cây được thu hoạch, chặt nhỏ và đem phơi dưới năng để dùng sắc thuốc. Nó có tác dụng tiêu viêm, ích tiểu, chữa các bệnh đau mỏi xương khớp, cảm và sốt thông thường.

Cách trồng si cảnh

Cây si sinh trưởng tốt nhất tại khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều và nóng. Vì vậy mà nó rất thích hợp với khí hậu nước ta. Có hai cách nhân giống si chính là gieo hạt và giâm/chiết cành. Tuy vậy trồng cây bằng hạt khá dễ mọc nhưng lại có tỉ lệ sống sót rất thấp bởi mẫn cảm cao với điều kiện môi trường.Cay Si 1 800x579

Chỉ cần tưới thừa quá nhiều nước, đất trồng nhiễm hóa chất hay sâu bọ tấn công thì cây có nguy cơ chết cao. Sử dụng cành giống thì cây có khả năng sống sót cao hơn. Các cành si lại sẵn có và dễ kiếm hơn so với hạt si nên được ứng dụng phổ biến.

Đất trồng nên chọn loại đất thịt giàu mùn và dinh dưỡng để cây nhanh lớn. Nên tránh loại đất sét hoặc đất cát ít dinh dưỡng khiến cây chậm lớn. Cành con làm giống nên lấy từ cây trưởng thành và đã phát triển đầy đủ. Không lấy những cành bị sâu bệnh hoặc trầy xước sẽ có tỉ lệ chết cao.

Đem cành giống trồng vào chậu hoặc hố đất đã chuẩn bị từ trước. Có thể dùng chất kích thích để cây sớm ra rễ và nhanh lớn hơn. Để cành phát triển tốt hơn, có thể tỉa bớt lá thừa để giảm bớt gánh nặng về dinh dưỡng. Tiến hành tưới ẩm hàng ngày khoảng một vài tháng là cây đủ chắc rễ.

Cách chăm sóc cây si

Ánh sáng

Cây si có kích thước to và lá mọc dày nên rất ưa sáng và có nhu cầu quang hợp cao. Nên trồng cây tại vị trí thoáng đãng, nhiều nắng để cây có không gian phát triển và quang hợp tốt.Cay Si 2 800x610

Đất trồng si

Đất thịt là loại đất thích hợp trồng si. Để cây nhanh lớn, người trồng có thể bón bổ sung phân ủ mục và mùn cưa, vỏ trấu cho cây. Quá trình sinh trưởng của si sẽ khiến đất bạc màu dần nên cần bón phân định kỳ hàng năm để giữ độ màu mỡ cho đất.

Tưới nước cho si

Cây nhiều lá nên mức độ thoát nước của si cũng cao. Nên tưới nhiều nước cho cây hàng ngày để cây tươi tốt và khỏe mạnh, nhất là những ngày nắng gắt. Với những cây nhỏ có thể tưới lên cả thân và cành để rễ phụ của cây hút nước.

Cắt tỉa và phòng bệnh cho si

Muốn có một cây si bonsai đẹp, người trồng không thể quên cắt tỉa thường xuyên cho cây. Việc loại bỏ bớt những cành thừa và tỉa thưa giúp cho cây tận dụng được tối đa ánh nắng đồng thời giảm gánh nặng về dinh dưỡng.

Trong trường hợp cây bị bệnh, cắt tỉa các cành lá bị bệnh, thối hỏng cũng là một phương pháp hiệu quả nhanh để chữa cho cây. Những phần rễ phụ mọc nhiều gây vướng víu nên được cắt tỉa gọn gàng để đảm bảo mỹ quan.

Trên đây là những thông tin về cây si mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng những kiến thức trong bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về loại cây hữu ích này.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button