Cây sung nên trồng ở đâu? Cách tạo dáng cây sung bonsai và cách trồng, chăm sóc
Cây sung là loại cây thường thấy ở Việt Nam, nhất là những vùng nông thôn có đất ẩm cạnh sông suối, ao hồ. Được trồng từ lâu đời, sung đã sớm trở thành giống cây cảnh và cây ăn quả quen thuộc đối với người dân nước ta. Để hiểu rõ hơn về việc cây sung nên trồng ở đâu và cách tạo dáng cây sung bonsai đẹp, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
- Cây Đuôi Công: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc từng loại
- Cây cỏ mực là cây gì? 20 tác dụng của cây cỏ mực có thể bạn chưa biết
- Cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Hợp mệnh nào, cách trồng và chăm sóc
- Mệnh mộc hợp cây gì nhất? 20 cây cảnh hợp mệnh mộc cho phong thủy tốt
- Cây thiên tuế: ý nghĩa, tác dụng và cách trồng, chăm sóc A-Z
Giới thiệu chung về cây sung
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Cây sung nên trồng ở đâu? Cách tạo dáng cây sung bonsai và cách trồng, chăm sóc
Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa, thuộc họ dâu tằm. Ở một số địa phương cây còn có tên khác là cây ưu đàm hoặc cây tụ quả dong. Cây sung thuộc thực vật thân gỗ kích thước lớn có vỏ màu nâu xám. Thông thường cây cao từ 25-30m với đường kính 60-90cm.
Lá sung thường có dạng trứng hoặc mũi mác màu xanh có màng và lông tơ. Cuống lá dài từ 2-3 cm nối với lá dài 1.5-2cm. Lá sung mọc so le trên cành và rụng khá sớm. Cây sung có hoa không mọc lưỡng tính mà mọc đơn tính, hoa đực và hoa cái nằm trên cùng một cây. Quả sung dạng tròn, mọc thành chùm trên các cành ngắn hoặc ở nách lá. Khi còn non quả có màu xanh và chuyển dần sang màu cam hơi đỏ khi chín.
Cây mọc nhiều tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt có đất ẩm ven sông suối. Sung xuất hiện nhiều ở những vùng thuộc Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Australia,… Tại nước ta, cây sung được trồng rộng rãi khắp cả 3 miền như một loại cây cảnh và cây ăn quả. Một số cây sung cảnh đẹp nhất Việt Nam được trồng và đem bán với giá hàng tỉ đồng.
Trong các giống sung thì hiện nay giống cây sung mỹ đang được tìm mua nhiều. Cây sung mỹ là loại sung có nguồn gốc từ Mỹ được trồng nhiều tại các vùng ôn đới. Ở Việt Nam nó được gọi với tên khác là cây sung ngọt. Quả sung mỹ khi chín có màu vàng hoặc tím sẫm với vị ngọt và giòn hơn so với sung ta. Vì vậy mà sung mỹ được trồng nhiều tại nước ta như một loại cây ăn quả được ưa chuộng.
Cây sung nên trồng ở đâu?
Cây sung khi trưởng thành có kích thước lớn nên ít khi được trồng trong nhà. Thông thường người ta hay trồng cây tại những nơi gần nhà để trang trí và lấy bóng mát. Người Việt Nam từ lâu đã trồng sung tại cửa nhà hoặc sân vườn để mang lại không khí trong lành và phù hợp với phong thủy. Dù vậy, để tránh ảnh hưởng phong thủy, nên lựa chọn loại cây sung và vị trí kỹ lưỡng để trồng.
Không ít người thắc mắc có nên trồng cây sung trước nhà không? Khi trồng cây sung trước nhà, nên lưu ý khống chế cành lá của cây không che khuất hết ánh sáng chiếu vào trong nhà. Nếu ánh sáng bị che quá nhiều sẽ khiến dương khí không đủ làm không khí trong nhà lạnh lẽo không tốt cho sức khỏe. nêu tiến hành cắt bỏ cành thừa để mức độ che phủ vừa đủ lấy bóng mát lại tránh gãy đổ cây khi mưa bão.
Từ xưa cha ông ta đã cấm không được trồng cây ở những vị trí giữa cổng, cửa và lối đi lại. Đây là những nơi mà các dòng khí ra vào ngôi nhà nếu trồng cây sẽ chắn mất dòng khí phong thủy. Khi đó khí xấu sẽ tích tụ trong nhà gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tài lộc của con người.
Cách tạo dáng cây sung bonsai
Xem thêm : Cây phát tài núi: đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc nở hoa
Thời điểm tốt nhất để tạo dáng cho cây sung cảnh thường là mùa hè. Đây là lúc cây sung có sức sống mạnh và đang ra chồi non nên cây có phần dễ uốn để tạo nghệ thuật bonsai cây sung. Tạo dáng cây vào giữa đến cuối hè ít cản trở sự phát triển của cây và giúp cây sung phục hồi nhanh những tổn thương trong quá trình uốn nắn. Các bước dưới đây là cách tạo dáng cây sung cảnh mà chúng tôi tổng hợp được.
Làm yếu cành
Ngay dưới vỏ cây là phần tế bào sống bao phủ phần lõi gỗ bên trong. Phần lõi của cây là giữ cho cấu trúc của thân, cành cây được ổn định không bị ngã đổ. Quá trình làm yếu cành chủ yếu là làm yếu phần lõi để uốn cây dễ dàng hơn. Việc làm yếu hoặc lấy đi phần lõi sẽ khiến cả cành cây mềm yếu hơn rất nhiều.
Tiến hành tạo dáng cây sung cảnh
Để việc uốn cây được dễ dàng hơn, đầu tiên nên cắt bỏ các lá thừa tránh vướng víu và bất tiện trong quá trình tạo dáng. Các cành xấu bị bệnh, héo hoặc có dáng xấu cũng cần được cắt bỏ để tránh làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến các thế cây sung cảnh.
Tiến hành uốn thân trước tiên sau đó đến các cành chính của cây sung. Sau khi đã cố định được các phần này mới uốn nắn các cành phụ thành hình dạng đẹp. Lưu ý trong quá trình uốn cần tiến hành tuần tự chính trước phụ sau, cành lớn tước cành nhỏ sau. Thao tác cần cẩn thận không làm gãy hoặc tổn thương nặng cây sung.
Sử dụng dây kẽm để quấn thân cây với một đầu dây được cắm sâu trong đất. Không quấn dây quá chặt làm bị thương cây hoặc quá lỏng sẽ làm hỏng thế uốn. Muốn có một cây sung thế đẹp cần chú ý điều chỉnh dây kẽm phù hợp với sự sinh trưởng của cây.
Làm lá sung nhỏ
Một yếu tố cần có để tạo nên một cây sung cảnh mini đẹp là lá cây. Những chiếc lá cứng, nhỏ đều và già sẽ phù hợp nhất với thẩm mỹ của cây. Để có cây sung lá nhỏ, tiến hành cắt bỏ toàn bộ lá trên cây sao cho chỉ còn phần cuống. Đến khi lá mới nhú ra thì người trồng không nên tưới nước cho cây.
Lá sung non khi thiếu nước sẽ không phát triển dài mà sẽ nhỏ và đanh lại. Đợi lúc toàn bộ lá trên cây đã già, cứng với màu xanh thẫm thì có thể tưới nước bình thường cho cây.
Kích thích cây ra trái
Để có cây sung bonsai mini đẹp thì quả sung cũng phải đẹp và tròn trịa. Cách làm cây sung ra quả nhanh là vặt vỏ lá và ngưng tưới nước trong 15-20 ngày. Sau khi cây ra lá mới và tiếp tục chăm sóc bình thường thì cây sẽ ra nụ và quả nhanh hơn.
Ý nghĩa của cây sung
Cây sung thuộc bộ cây tam đa gồm lộc vừng, thiên tuế và sung. Vì thế đây là loại cây quý có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Chữ “sung” có nghĩa là sung túc nên cây sung là biểu tượng cho sự sung túc, đủ đầy cho con người. Trồng cây trong nhà sẽ mang lại nhiều tài lộc và may mắn.
Xem thêm : Cây vạn niên thanh có độc không? Ý nghĩa phong thủy cách trồng và chăm sóc vạn niên thanh
Cây sung phong thủy không chỉ là loại cây trồng trấn nhà và thu hút tài lộc. Quả sung mọc nhiều thành chùm gắn kết sít sao với nhau đại diện cho sự đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Hình dạng quả tròn trịa mang ý nghĩa về sự viên mãn đủ đầy trong cuộc sống.
Tác dụng của cây sung
Cây sung là cây ăn quả được trồng ở nước ta từ lâu. Quả sung có vị chát, ăn được trực tiếp hoặc muối dưa, dùng trong nấu ăn. Quả sung cũng được ưa dùng để bày mâm ngũ quả bởi nó tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy. Lá sung còn non được dùng phổ biến như một loại thực phẩm ăn kèm với nem, thịt luộc hay gỏi cá,…
Cây sung có dáng thân đẹp và cái tên ý nghĩa nên khá được chuộng làm cây cảnh. Cây sung cảnh thuộc loại khá dễ uốn lại có tuổi thọ lâu, có quả tròn trịa hợp với phong thủy. Lá cây xanh tốt quanh năm và ít rụng lá nên làm trang trí được quanh năm lại ít phải tốn công quét dọn lá rụng như một số loại cây khác.
Bên cạnh đó, giá trị dược liệu của cây sung cũng rất được nhiều y sĩ coi trọng. Theo nghiên cứu, các chất điều chế từ cây sung có thể ngăn ngừa tăng huyết áp, ngừa táo bón, viêm khớp, mụn nhọt và phòng chống ung thư. Người ta cũng dùng cây sung làm dược liệu làm đẹp cho phụ nữ với tác dụng giảm cân, chữa mụn, giúp làn da tươi sáng,…
Cách trồng cây sung
Người ta thường nhân giống cây sung bằng các phương pháp như chiết cành hoặc gieo hạt. Tuy nhiên nếu cây được trồng làm cây cảnh thì nên trồng bằng cách gieo hạt để cây khỏe mạnh và có rễ đẹp hơn.
Đất dùng để trồng cây cần là loại đất mịn có nhiều dinh dưỡng và độ tơi xốp cao. Trộn xơ dừa, mùn cưa và phân bón với đất theo tỉ lệ hợp lý sẽ đảm bảo môi trường đất phù hợp cho cây sung phát triển.
Bước đầu tiên trong quá trình trồng sung là chọn hạt giống tốt. Những quả đã chín với thịt quả mềm sẽ cho hạt già gieo trồng tốt. Sau khi lấy hạt ra khỏi quả thi nên bỏ hết phần nhớt khỏi vỏ hạt rồi trồng ngay xuống đất để đảm bảo sức sống cho hạt. Sau khi tưới ẩm vài tuần đến khi cây con cao từ 15-20cm thì có thể mang đi trồng được.
Cách chăm sóc cây sung
Đất trồng
Cây sung có nhu cầu dinh dưỡng trung bình nên tránh trồng cây trong môi trường đất cát sỏi. Trong tự nhiên cây mọc nhiều tại vị trí gần sông suối nên có thể trồng cây trên hòn non bộ hoặc gần nơi có nhiều nước. Tiến hành bón phân hữu cơ định kỳ hàng năm để cây tươi tốt và cho sai quả.
Tưới nước
Cây sung thuộc loại cây sống tại vùng đất ẩm nên chú ý tưới nước ẩm đất. Khi cây trưởng thành với kích thước lớn có bộ rễ đâm sâu vào đất thì có thể tưới đậm hơn một chút.
Ánh sáng
Là cây có kích thước lớn nên cây sung thích hợp trồng nơi có nhiều ánh nắng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý những vị trí nắng quá gắt hoặc quá râm đều có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cây.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Cây xanh