Cây trường sinh hợp mệnh gì? Ý nghĩa và cách trồng cây trường sinh trong nhà
Cây trường sinh còn được biết đến là cây đả bất tử, diệp sinh căn, là loại cây phong thủy mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc nên thường được dùng để ở bàn, văn phòng hay trong nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết về tác dụng, ý nghĩa của loại cây trường sinh này đâu nhé, hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây.
- Mệnh thổ hợp màu gì nhất? 20 màu sắc hợp mệnh thổ mang lại vận may
- Mệnh Kim hợp cây gì? 10 loại cây phong thủy cho người mệnh kim nhiều tài lộc
- Mệnh Thủy hợp màu gì, kỵ màu gì? 15 màu phong thủy tương sinh tốt nhất
- 2025 mệnh gì? Điều bạn cần biết
- Mệnh Mộc hợp màu gì? 15 màu phong thuỷ hợp mệnh mộc nhất
Giới thiệu về cây trường sinh
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Cây trường sinh hợp mệnh gì? Ý nghĩa và cách trồng cây trường sinh trong nhà
Cây trường sinh còn có các tên gọi khác là cây diệp sinh căn, đả bất tử, thiên cảnh tạp giao hay cây phải bỏng, có tên khoa học là Peperomia Obtusifolia. Cây trường sinh là loại thân thảo có nguồn gốc từ Mexico và vùng biển Caribbean, thuộc họ Crassulaceae (thuốc bỏng) cùng họ với cây sống đời vì thế mà không chỉ dùng để trưng bày mà còn được sử dụng như một phương thuốc.
Cây trường sinh là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển quanh năm, chiều cao trung bình của cây từ 15 – 25cm, khá nhỏ thích hợp để bàn, thân cây nhẵn bóng, mọng nước. Cây trường sinh có lá mọc từ thân và gốc, lá có hình tròn, dày, màu xanh đậm.
Cây trường sinh ra hoa vào khoảng tháng 12 – tháng 4 năm sau, hoa màu trắng, có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, hoa thường rất hiếm nên ít ai biết đến hoa của loại cây này.
Cây trường sinh có những loại nào?
Hiện nay trên thị trường cây trường sinh có hai loại chính là cây trường sinh lá tròn và cây trường sinh lá dài. Tuy nhiên thì cây trường sinh lá tròn vẫn phổ biến và được nhiều người biết đến hơn nhờ đặc điểm và ý nghĩa phong thủy của nó.
Cây trường sinh lá tròn
Cây trường sinh lá dài phổ biến được dùng để bàn, với kích thước khá nhỏ, chỉ từ 15 – 25cm, thường được trồng theo bụi, lá nhỏ có hình tròn. Lá nhẵn bóng, mọng nước, thân mềm, có màu xanh đậm. Cây có khả năng thanh lọc không khí, hạn chế các tia bức xạ nên thích hợp để ở bàn làm việc hoặc trong nhà.
Cây trường sinh lá dài
Khác với cây trường sinh lá tròn, cây trường sinh lá dài có kích thước lớn hơn, và không phổ biến. Cây trường sinh lá dài có thể cao đến 1m, lá dài, và nhọn về phía đầu. Lá mỏng và không mọng nước, cây có hoa màu trắng, thường mọc theo chùm trên ngọn đỉnh.
Cây trường sinh có độc không?
Rất nhiều người thắc mắc cây trường sinh lá dài có độc không? Thực tế, trong cây trường sinh có chất gel khiến nhiều người bị dị ứng, hoặc khi ăn nhiều thì sẽ gây nên tình trạng chóng mặt, nôn mửa. Vì thế mà cần lưu ý khi trồng ở những nơi có trẻ nhỏ.
Xem thêm : Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2025? Bạn có biết
Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách thì cây trường sinh trồng trong nhà còn đem lại nhiều tác dụng vô cùng tốt nữa đấy:
- Cây trường sinh có tác dụng làm sạch không khí, hấp thụ các khí độc ô nhiễm môi trường như cacbondioxit, formandehit. Đem đến không gian tươi mát, trong lành cho ngôi nhà của bạn.
- Cây trường sinh để bàn thường có kích thước từ 25 – 30cm, góp phần tô điểm thêm cho khuôn viên bàn làm việc, cho ngôi nhà.
- Ngoài ra, cây trường sinh còn có khả năng hạn chế các tia tử ngoại từ đồ di động, bức xạ làm hại cơ thể. Và màu xanh của cây giúp bạn thư giãn mắt khi làm việc máy tính quá nhiều, thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Mang ý nghĩa phong thủy đến cho gia đình và người thân. Cây trường sinh với tên gọi ỹ nghĩa đem đến sự may mắn, sức khỏe, tài lộc nên rất thích hợp làm quà biếu tặng.
- Ngoài những tác dụng ở trên thì cây trường sinh còn được sử dụng làm phương thuốc chữa bệnh ho lâu ngày vô cùng hiệu quả đấy.
Cây trường sinh hợp mệnh gì?
Không chỉ có tác dụng thanh lọc không khí, tô điểm thêm không gian nhà bạn mà cây trường sinh còn mang ý nghĩa phong thủy nữa đấy. Tuy nhiên, cây trường sinh hợp tuổi nào, mệnh gì? Cây trường sinh có màu xanh lục vì thế mà hợp với mệnh Mộc. Những người mệnh Mộc trồng cây trường sinh để bàn trong nhà thường đem đến sự may mắn, sức khỏe, thịnh vượng cho gia chủ.
Nếu bạn chưa biết mệnh Mộc hợp cây gì nhất thì hãy tham khảo ngay tại đây nhé.
Ngoài ra, cây trường sinh còn hợp với những người có tuổi Ngọ, giúp xua đi những điềm xấu, xây dựng được mối quan hệ trong cuộc sống bền chặt và đem đến sức khỏe.
Ý nghĩa của cây trường sinh
Trong phong thủy cây trường sinh mang đến sức khỏe, tài lộc, may mắn và sự hưng thịnh cho gia chủ, vì thế mà thường được dùng để bàn trong nhà hay văn phòng làm việc. Ngoài ra, cây trường sinh còn là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở cho các mối quan hệ hợp tác lâu dài bạn bè hay đông nghiệp kinh doanh.
Đặc biệt đối với những người mệnh Mộc hay tuổi Ngọ, trồng cây trường sinh trong nhà vừa giúp bạn có không gian xanh, xua tan đi mệt mỏi mà còn giúp đem đến may mắn, những điềm lành và tài lộc dành cho gia chủ đấy.
Cách trồng cây trường sinh đơn giản tại nhà
Cây trường sinh ngày nay được nhiều người yêu thích bởi khả năng thanh lọc không khí, đem đến ý nghĩa phong thủy vì thế mà thường được trồng ở nhà, văn phòng làm việc. Tuy nhiên, bạn đã biết cách trồng cây trường sinh đúng cách chưa, hãy tham khảo ngay dưới đây nhé:
Cách trồng cây trường sinh trong nước
Chọn những cây trường sinh to, khỏe, không có dấu hiệu của sâu bệnh để cây có thể phát triển tốt. Lựa chọn bình thủy tinh tùy vào kích thước của cây và sở thích của bạn. Tuy nhiên nên lưu ý về độ sâu của bình so với rễ cây để cây có thể mọc lớn nhé.
Cây sau khi lấy từ bầu, loại bỏ hết đất và dùng kéo loại bỏ phần rễ già và hư đi để cây mọc ra rễ mới khỏe mạnh hơn. Sau đó cho cây trường sinh vào bình, cố định bằng sỏi bên trong để giữ được cây thẳng. Khi cây đã đứng vững thì pha nước với dung dịch phân bón, khuấy đều rồi cho vào bình. Như vậy, sau khi trồng xong thì bạn chỉ cần lưu ý chăm sóc và cho cây ra tắm nắng vào buổi sáng để cây sinh trưởng hấp thu dinh dưỡng là được.
Trồng cây trường sinh bằng cách giâm lá
Thuộc họ Bỏng nên bạn có thể trồng cây trường sinh bằng cách giâm lá, lựa chọn những lá to, khỏe, không có mầm bệnh. Nên chọn những lá không quá già, hoặc quá non sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cây sau này.
Xem thêm : Mệnh hỏa hợp màu gì? 15 màu sắc hợp mệnh hỏa nhất
Lá sau khi được chọn thì bạn cắt thành từng đoạn khoảng 5cm (có thể không cắt), để khô trong 1 ngày sau đó đem đi giâm xuống đất ẩm. Nên bón thêm lớp mùn ẩm phía trên để lá dễ phân hủy và mọc cây con. Sau khoảng từ 5 – 10 ngày thì cây con sẽ mọc, bạn có thể chuyển qua trồng trong chậu.
Trồng bằng cách tách cây con
Cây trường sinh là loại cây thường sống theo bụi, và mọc nhiều cây con sau nhiều tháng sinh trường phát triển. Vì thế bạn cũng có thể trồng bằng cách tách cây con từ bụi ra để trồng. Tuy nhiên với cách này bạn nên lưu ý lựa chọn những cây to, khỏe, không bị mầm bệnh và khi tách cây con khỏi bụi nên hạn chế làm đứt rễ cây ảnh hưởng đến cây mẹ và khiến cây con dễ chết.
Trước khi tách cây con bạn nên chuẩn bị đất và chậu. Đất nên chọn loại tơi, xốp, có độ ẩm cao và trộn cùng với phân, chất dinh dưỡng để cây phát triển, còn chậu nên chọn loại to vừa, có khả năng thoát nước, tránh cây bị úng nước. Cây con khi được tách ra khỏi bụi nên trồng luôn vào chậu và thường xuyên tưới nước để cây có thể phát triển.
Cách chăm sóc cây trường sinh
Bên cạnh việc trồng thì chăm sóc cây trường sinh cũng vô cùng quan trọng, để cây không bị chết hay sâu bệnh tấn công thì cần lưu ý những điều sau đây:
+ Nước: Vì thuộc họ Bỏng nên lá và thân của cây rất mọng nước, đây là nơi cây dự trữ nước và chất dinh dưỡng của cây. Vì thế khi trồng trong nhà thì bạn nên lưu ý tưới nước 3 – 5 ngày/lần. Hoặc nếu thời tiết nắng nóng có thể tưới thêm để đất luôn giữ được độ ẩm.
+ Ánh sáng: Cây trường sinh là loại cây ưa bóng bán phần vì thế mà bạn cần hạn chế cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mà mỗi tuần nên cho cây tiếp xúc ánh nắng nhẹ buổi sáng khoảng 2 -3 lần là được.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển là từ 18 – 30 độ C. Nếu quá cao hoặc quá thấp thì cây sẽ ngưng phát triển hoặc rụng lá nên bạn cần lưu ý.
+ Dinh dưỡng: Trong khoảng 1-2 tháng đầu bạn không cần bón phân vì chất dinh dưỡng có khi bạn trộn đất gieo trồng. Tuy nhiên từ tháng thứ 3 trở đi thì mỗi tháng bạn nên bón NPK 1 – 2 lần, nên lưu ý hòa với nước để tưới cho cây dễ hấp thụ hơn nhé.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Cây trường sinh thường bị các loại sâu bệnh như rầy mềm, sâu bệnh, bọ, rệp nên bạn cần thường xuyên quan sát cây để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Nếu cây bị bệnh, thì bạn có thể sử dụng Cyper, Sherzol, Confidor để phun.
+ Chăm sóc cây: Bạn nên bấm ngọn để cây có thể sinh trưởng phát triển tốt hơn, nên cắt bỏ 2 – 3cm ngọn trên cùng của cây.
Như vậy, phía trên mình đã giới thiệu cho các bạn về cây trường sinh, về ý nghĩa phong thủy của loại cây này đối với gia đình của bạn. Hy vọng các bạn có thể chọn được cho mình một loại cây trường sinh ưng ý trong nhà mình nhé.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Phong Thủy