Ý nghĩa hoa anh đào? Những điều cần biết về cây anh đào
Hoa anh đào là quốc hoa của xứ sở mặt trời mọc – Nhật Bản. Đây là một loài hoa xinh đẹp và mang ý nghĩa biểu tượng tuyệt vời. Ngày nay, chúng cũng được trồng ở một số quốc gia khác như Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc,… Vậy đặc điểm, ý nghĩa của hoa anh đào là gì? Mùa hoa và cách trồng anh đào ở Việt Nam như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về loài hoa này trong bài viết dưới đây nhé!
- Cây mai vạn phúc: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc mai vạn phúc
- 17 loại hoa hồng cổ đẹp và quý ở Việt Nam và Thế Giới
- Hoa cúc: ý nghĩa, công dụng, cách trồng các loại cúc hiện nay
- Ý nghĩa của hoa ngũ sắc? Đặc điểm và cách trồng, chăm sóc cây hoa tại nhà
- Hoa linh lan: ý nghĩa, sự tích và cách trồng, chăm sóc
Nguồn gốc của hoa anh đào
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Ý nghĩa hoa anh đào? Những điều cần biết về cây anh đào
Danh pháp khoa học của cây hoa anh đào là Prunnus cerasoides D. Don, chúng thuộc họ Hoa hồng (Rosacea). Tên hoa anh đào tiếng anh là Cherry blossom, tên tiếng nhật là Sakura.
Nguồn gốc của loài hoa này là từ Nhật Bản, nên đất nước mặt trời mọc này còn có tên gọi khác là “Xứ sở hoa anh đào”. Ngày nay, loại hoa này đã được phân bố rộng ở nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc,…
Do cùng đới khí hậu với Nhật Bản, nên loài hoa này cũng được trồng ở rất nhiều nơi của Hàn Quốc. Tại Việt Nam, anh đào phân bố chủ yếu ở những tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đặc biệt nổi tiếng là hoa anh đào Đà Lạt, chúng còn được gọi bằng nhiều tên khác như mai anh đào, anh đào, mai dại,… Vì có đặc điểm khá tương đồng nên nhiều người thường hay nhầm lẫn những bông hoa anh đào với hình ảnh hoa đào ta.
Tại Hoa Kỳ, anh đào được trồng tại Washington D.C do chính phủ Nhật tặng vào năm 1912 và năm 1956. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã tặng Canada loại hoa anh đào này và chúng được trồng ở thành phố Vancouver vào thập niên 1930.
Ý nghĩa của hoa anh đào
Sự tích anh đào Nhật
Có khá nhiều những sự tích về hoa anh đào ở Nhật từ xưa đến nay. Nhưng nổi tiếng nhất là truyền thuyết về tên gọi Sakura. Người ta cho rằng “sakura” là cách gọi lái từ “sakuya” trong tên của một vị thần được nhắc đến ở cuốn lịch sử “Cổ sự ký” (Kojiki) của Nhật – nữ thần Konohana-Sakuya-hime. Theo sự tích này, vị nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây anh đào trên núi Phú Sĩ. Sau này, bà được coi là nữ thần Sakura và loài hoa sakura ấy cũng có vẻ đẹp tuyệt vời tựa như nữ thần.
Ý nghĩa hoa anh đào
Nhật Bản luôn nổi tiếng với biểu tượng hoa anh đào. Loài hoa này chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp về văn hóa đất nước Nhật. Trước hết, ý nghĩa hoa anh đào Nhật Bản chính là biểu tượng cho vẻ đẹp đặc trưng và trở thành quốc hoa của đất nước này. Nở vào dịp xuân về nên chúng tượng trưng cho sự tươi mới, niềm vui và niềm hy vọng ngập tràn. Đồng thời, nhắc đến loài hoa này cũng như thể hiện cho vẻ đẹp kiêu sa nhưng vô cùng trong sáng, mong manh của người phụ nữ Á Đông. Hơn nữa, chúng cũng tượng trưng cho vẻ đẹp ngắn ngủi của thanh xuân, của cuộc sống.
Bên cạnh đó, ý nghĩa của hoa anh đào còn đại diện cho sự sống mãnh liệt. Hình ảnh loài hoa này mang thông điệp tích cực rằng “dù ở hoàn cảnh khốn khó nhất, con người vẫn không được đầu hàng số phận mà phải luôn vươn lên, hướng tới tương lai tươi đẹp”.
Ngoài ra, loại hoa xinh đẹp này còn tượng trưng cho văn hóa khiêm nhường và nhẫn nhịn. Chính vì thế mà hoa anh đào thường được nước Nhật thường sử dụng làm quà tặng cho các quốc gia khác với thông điệp muốn chung sống hòa bình, cùng nhau phát triển.
Các đặc điểm hoa anh đào
Hoa anh đào là loại cây thân gỗ và sống lâu năm. Thân cây màu nâu, phân nhiều cành nhiều nhánh, chúng có đặc điểm giòn nên khá dễ gãy. Kích thước cây khá lớn, có thể đạt chiều cao khoảng từ 5 – 25m. Lá cây màu xanh đậm, hình bầu dục và có răng cưa xung quanh rìa lá.
Màu sắc của hoa anh đào Nhật Bản là trắng, hồng phấn hoặc đỏ. Cuống hoa mềm mại, cứ khoảng 3 – 6 bông lại kết thành từng chùm, từng cụm trên cành. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy loài hoa này có đặc điểm không giống với hoa đào ta. Những cánh hoa có viền lượn sóng, dáng tròn mềm mại và xếp chồng lên nhau từ tâm ra ngoài. Loại hoa này so với đào ta thì có nhiều lớp cánh hơn, cấu tạo khá giống với hoa hồng.
Xem thêm : Cây hoa đào: ý nghĩa, đặc điểm và cách trồng, chăm sóc cây đào ngày Tết
Điểm khác biệt của cây hoa anh đào Nhật Bản là hoa nở rất sai, nhưng trong thời gian hoa nở, lá cây bị rụng đi nên sẽ thường không thấy lá mà chỉ thấy một màu hoa rực rỡ cả một khoảng trời.
Hoa anh đào nở vào mùa nào?
Hoa anh đào Nhật Bản nở vào tháng mấy? Đặc biệt loài hoa này thường khoe sắc trắng xóa hay hồng rực cả trời đất vào mùa xuân, và vào khoảng cuối tháng 3 – đầu tháng 4 là thời gian chúng sẽ nở đẹp nhất, rực rỡ nhất. Sau khoảng thời gian 7 – 15 ngày là những bông hoa anh đào xinh đẹp sẽ bắt đầu tàn dần. Tuy nhiên tùy theo điều kiện môi trường, thời tiết và chủng loại hoa khác nhau mà thời gian hoa nở cũng như tuổi thọ của chúng khác nhau.
Từ cuối tháng 3 – tháng 5, thời điểm Nhật Bản bước vào mùa hoa anh đào, các lễ hội hoa anh đào cũng được tổ chức trong khoảng thời gian này. Đây là một lễ hội truyền thống diễn ra rộng khắp đất nước này, và có tên gọi là “Hanami”. Tên gọi này được ghép từ hai từ “hana” có nghĩa là hoa tức chỉ hoa anh đào, còn “mi” tức là “ngắm”, kết hợp lại thành tên “Hanami” với ý nghĩa là lễ hội ngắm hoa. Lễ hội Hanami có lịch sử từ rất lâu đời, người dân Nhật Bản có rất nhiều hoạt động trong lễ hội như ngồi thuyền ngắm anh đào, tổ chức tiệc trà, picnic và thưởng thức các món ăn ẩm thực độc đáo,… Lễ hội này đã thu hút vô số khách du lịch ở khắp nơi trên thế giới. Địa điểm ngắm hoa đẹp nhất là ở Tokyo, Osaka và Kyoto.
Hoa anh đào Hàn Quốc cũng nở vào mùa xuân nhưng là khoảng giữa tháng 3 đầu tháng 4. Lễ hội hoa anh đào Hàn Quốc thường được tổ chức vào tháng 4. Nếu có cơ hội du lịch Hàn Quốc vào mùa anh đào thì bạn nhất định nên đến tham gia mùa lễ hội nơi đây một lần, đặc biệt là lễ hội hoa trên đảo Jeju, Jinhae (tỉnh Gyeongnam), chợ Hwagae (tỉnh Gyeongnam), Yeouido (thủ đô Seoul), núi Moaksan (tỉnh Jeonbuk),…
Mùa hoa anh đào ở Đài Loan từ tháng 1 – tháng 4. Một số điểm ngắm hoa đẹp tại nơi đây là Đài Trung (Nông trại Wuling Farm, Làng văn hóa thổ dân Formosa), Đài Bắc (Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, Công viên quốc gia Yangmingshan National Park), Đài Bắc mới (Thác nước Wulai, Đền Tianyuan), Alishan, Hồ Nhật Nguyệt,…
Ngày nay, muốn ngắm hoa anh đào không cần phải du lịch Nhật Bản hay Hàn Quốc xa xôi nữa. Tại Việt Nam, mùa xuân anh đào nở rộ vào khoảng cuối tháng 1 – 2. Đặc biệt nhất, bạn hãy đến tham gia hoạt động lễ hội hoa anh đào Đà Lạt diễn ra trong 3 ngày vào khoảng đầu tháng 2. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngắm hoa tại một số nơi khác như Sapa, Hà Giang, Mộc Châu.
Một số loại hoa anh đào Nhật Bản
Hiện nay có rất nhiều loại hoa anh đào, từ những rừng anh đào mọc dại đã được lai tạo và nhân giống thành nhiều loại khác nhau, phù hợp với từng môi trường sống thay đổi. Dưới đây là một số loài phổ biến nhất:
+ Oshimasakura: Loại hoa anh đào này thường nở vào khi lá đâm chồi nảy lộc, chúng có hương thơm quyến rũ. Oshimasakura còn được gọi là Sakura mochi vì lá của chúng sau khi hết mùa hoa thường được hái về ướp với muối để làm vỏ cuốn bên ngoài bánh dày hoặc ăn cùng cơm nắm onigiri.
+ Edohigan: Khác với Oshimasakura, loại hoa anh đào Edohigan còn nở hoa trước khi lá đâm chồi nảy lộc. Màu sắc của những cánh hoa sẽ chuyển dần từ trắng sang hồng nhạt.
+ Yamasakura: Có tên gọi khác là Bạch Sơn Sakura và nở khi lá đâm chồi nảy lộc. Hoa có hương thơm đậm hơn những loại hoa anh đào khác. Chúng có hai màu chủ đạo thường là màu hồng nhạt hoặc màu trắng.
+ Kanhizakura: Loại hoa này ưa khí hậu mát mẻ và thường được gọi là anh đào chuông bởi đặc điểm hoa của chúng thường rủ xuống tựa như cái chuông. Hoa thuộc loại cánh đơn, thường có màu hồng nhạt hoặc hồng đậm. Loại hoa này còn có tác dụng ngâm muối để ăn hoặc ướp trà.
Xem thêm : Hoa dạ yến thảo: ý nghĩa, cách chăm sóc và trồng hoa cực dễ
+ Kasumisakura: Loại hoa này còn được gọi là Keyama zakura (Mao Sơn) bởi hoa và lá của chúng có đặc điểm được bao phủ bởi một lớp lông non. Hoa cũng có màu sắc chuyển dần từ gam trắng sang hồng.
+ Oyamasakura: So với Yamasakura, loại hoa anh đào này có lá và hoa to hơn và màu sắc của hoa là hồng đậm hơn. Vì thế mà chúng còn có tên gọi khác là Beniyama zakura (Hồng Sơn Sakura).
+ Someiyoshino: Đây là loại hoa anh đào rất đặc biệt và được trồng phổ biến nhất, chúng có đặc tính pha trộn giữa Edohigan và Oshimasakura. Loại này hoa sẽ nở trước khi lá mọc tức là lúc hoa tàn thì lá mới đâm chồi nảy lộc. Trên cánh hoa và lá non được bao phủ một lớp lông non. Cánh hoa to hơn những loại khác và có màu hồng nhạt. Someiyoshino có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
Cách trồng hoa anh đào ở Việt Nam
Đầu tiên, bạn cần phải lựa chọn, lọc loại hạt giống thật kỹ. Hạt giống phải sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo sức đề kháng tốt và sinh trưởng nhanh. Như vậy thì cây hoa mới phát triển tốt và hoa nở đẹp.
Không phải loại cây kén đất trồng, nên cây hoa anh đào có thể trồng được trên nhiều loại đất. Tuy nhiên, đất trồng phải đảm bảo thoáng khí, độ thoát nước tốt do cây không chịu được ngập úng. Lưu ý khoảng 7 – 10 ngày trước khi trồng, hãy đào hố rồi tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ và lấp hố.
Sau khi đã chuẩn bị hạt giống, bạn cần phải xử lý trước khi đem trồng. Ngâm hạt giống vào nước sạch khoảng 2 ngày, đãi sạch rồi đem ủ trong cát có thể gần 1 tháng hoặc lâu hơn để hạt nứt vỏ.
Khi hạt giống đã nứt vỏ thì có thể đem đi gieo xuống đất trồng đã chuẩn bị sẵn. Khi gieo chú ý đặt hạt giống theo chiều dọc, phần nhọn hướng lên trên rồi lấp một lớp đất mỏng khoảng 1 – 2cm lên trên. Khoảng cách thích hợp giữa các hạt chừng 3 – 4cm.
Cách chăm sóc cây anh đào
Kỹ thuật chăm sóc cây anh đào khá đơn giản, chỉ cần chú ý đến một số điều kiện môi trường và một vài kỹ thuật nhỏ. Cây hoa ưa mát mẻ, có thể trồng dưới nắng nhưng không chịu được nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển tốt là khoảng 10 – 22 độ C. Do đó, nếu cây được trồng ngoài trời vào mùa hè thì cần phải che chắn cho cây tránh ánh nắng trực tiếp. Cây anh đào ưa ẩm trung bình nên không sống được khi bị ngập úng lâu ngày. Tuy ưa sáng hoàn toàn nhưng cũng có thể ở được trong bóng râm với thời gian ngắn.
Khi mới trồng, nên tưới đẫm nước cho cây, cho đến khi phần đất mặt khô thì mới tưới tiếp. Nếu cây đã phát triển ổn định thì giảm bớt lượng nước tưới, khoảng 3 – 5 ngày tưới 1 lần. Chú ý lượng nước vừa phải, không tưới quá nhiều khiến cây bị ngập úng rồi chết.
Sau khi trồng khoảng 1 tháng, cây bắt đầu ra rễ mới thì có thể tiến hành bón thúc bằng hỗn hợp phân NPK và ure tưới xung quanh gốc. Sau đó cứ bón liên tục 5 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 30 ngày. Sau khi hoa tàn, cắt tỉa bớt cành sâu, lá úa rồi tiến hành bón phân hỗn hợp NPK và phân hữu cơ để cây phục hồi và phát triển.
Đồng thời, quy trình chăm sóc phải chú ý làm sạch cỏ, vun gốc và cắt tỉa cho cây hoa. Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì hãy tuốt bỏ hết lá để cây tập trung dinh dưỡng giúp hoa nở to hơn, đẹp hơn. Có thể tiến hành bấm ngọn khi chồi mầm cao khoảng 30 – 35cm, chỉ thực hiện đến hết tháng 7, sau đó tiếp tục tỉa cành tạo dáng cho cây.
Cây hoa anh đào có sức sống rất mạnh mẽ, ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên vẫn cần có những biện pháp phòng tránh, loại bỏ sâu bệnh để cây sinh trưởng và phát triển tốt bằng cách phun thuốc kiểm soát côn trùng. Ngoài ra, thường xuyên quan sát trong quá trình chăm sóc để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Như vậy, hoa anh đào là một loài hoa xinh đẹp mang trong mình những ý nghĩa đặc biệt. Có rất nhiều người mong muốn có cơ hội được chiêm ngưỡng loài hoa này tại đất nước mặt trời mọc hay tham gia lễ hội hoa anh đào vào mỗi dịp xuân về. Thế nhưng, để hiểu rõ hoàn toàn về loài hoa này thì không phải ai cũng biết. Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về anh đào, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Các loại hoa