Ý nghĩa hoa ngọc lan? Cách trồng và chăm sóc ngọc lan ra hoa
Hoa ngọc lan là loài hoa có vẻ đẹp và hương thơm quyến rũ. Đây là loài cây có những công dụng và ý nghĩa tuyệt vời. Hôm nay hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu rõ hơn về loài hoa ngọc lan trong bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về cây hoa ngọc lan
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Ý nghĩa hoa ngọc lan? Cách trồng và chăm sóc ngọc lan ra hoa
Tên khoa học của hoa ngọc lan là Michelia champaca. Ngoài ra, người ta hay gọi hoa ngọc lan bằng những tên khác như sứ ngọc lan, ngọc lan hoa vàng. Đây là một loài thực vật có hoa thuộc họ Mộc Lan (Magnoliaceae).
Hoa ngọc lan có nguồn gốc xuất xứ chính là từ Ấn Độ. Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Nam Á và Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Đến thế kỷ XIX, thông qua các nhà sư Ấn Độ mà cây hoa ngọc lan bắt đầu được du nhập vào Việt Nam.
Màu sắc tự nhiên của ngọc lan là màu trắng, sau quá trình lai tạo giống nên màu sắc đa dạng hơn. Và cũng dựa vào đặc điểm màu sắc, người ta chia hoa ngọc lan thành một số loại phổ biến sau: hoa ngọc lan trắng, hoa ngọc lan tây, hoa ngọc lan tím, hoa ngọc lan vàng.
Ý nghĩa hoa ngọc lan
Theo nguồn gốc, sự tích hoa ngọc lan thì hình ảnh hoa ngọc lan mang ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo, nhân từ. Dân gian thường hay so sánh, ví von hoa ngọc lan với những người phụ nữ mang nét đẹp dịu dàng, đoan trang.
Hương thơm của hoa lan có sức lan tỏa xa và hoa tươi lâu, nên chúng mang ý nghĩa thể hiện một sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường và bền bỉ.
Ngọc lan mang nét đẹp thuần khiết, trong sáng nên nhiều người cho rằng những người yêu hoa ngọc lan phải là những người có tâm hồn và lối sống thanh cao, giản dị và tinh tế trước cái đẹp.
Trong phong thủy, hoa ngọc lan có ý nghĩa đem lại những điều tích cực, giảm bớt đi những năng lượng xấu mà chỉ giữ lại hoặc tăng thêm những nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày.
Ngoài ra, một trong những ý nghĩa đặc biệt của cây ngọc lan chính là tượng trưng cho các dịp lễ trang trọng như trang trí phòng cưới, lễ tân gia, lễ sinh nhật,… Không những thế, ở một số vùng vẫn giữ các phong tục tập quán riêng trong cái dịp lễ quan trọng, là cài trang trí lên tóc một bông ngọc lan để lấy may mắn.
Đặc điểm của ngọc lan
Cây ngọc lan là loại cây thân gỗ lớn, mọc thẳng, chiều cao có thể đạt từ 5 – 20m. Thân cây phân thành nhiều cành nhiều nhánh, có vỏ nhẵn màu xám. Các nhánh con được bao phủ bằng một lớp lông mỏng.
Đây là loại cây thường xanh, lá xanh quanh năm. Lá ngọc lan mọc đơn, có màu xanh đậm. Hình dáng lá thuôn bầu dục, có đầu nhọn và góc tù. Lá có chiều dài trung bình khoảng 18cm. Bề mặt trên của lá khá nhẵn, còn mặt dưới thì có lông tơ thưa.
Hoa ngọc lan mọc đơn ở các nách lá, mỗi hoa có từ 10 – 15 cánh. Mỗi cánh hoa có hình dải thuôn xếp theo hình xoắn ốc. Khi hoa nở sẽ thấy nhiều nhị ngắn và hẹp, lá noãn nhiều, rời nhau, xếp thành đường xoắn ốc trên đế hoa lồi. Hoa ngọc lan màu trắng vàng và có hương thơm quyến rũ rất đặc trưng.
Xem thêm : Ý nghĩa hoa ly là gì? Cách trồng và cách chăm sóc hoa trong chậu
Hết mùa hoa, cây sẽ ra quả. Quả ngọc lan là dạng quả kép với hình chùy kéo dài. Bên trong quả chứa từ 1 – 8 hạt.
Hoa ngọc lan nở vào mùa nào? Ở Việt Nam, mùa hoa ngọc lan thường kéo dài bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 8. Còn ở những khu vực nhiệt đới khác thì mùa hoa nở sẽ lâu hơn, có thể là nở đến tháng 12 hoặc thậm chí là sang tháng 1.
Công dụng của cây ngọc lan
Trang trí, cho bóng mát
Cây ngọc lan là một loài cây thường xanh, cho bóng mát và hoa có vẻ đẹp thanh cao, hướng thơm quyến rũ. Bởi thế, cây rất được ưa chuộng trồng làm cây công trình trang trí cho khuôn viên sân vườn nhà bạn, sân trường, công viên, các hè phố,…
Tạo không gian trong lành, thoải mái
Không những có tác dụng làm đẹp, cây ngọc lan còn có khả năng thanh lọc không khí, có tác dụng chống chịu và hấp thu những khí độc chứa lưu huỳnh. Tạo không gian thoáng mát, bầu không khí trong lành xung quanh bạn. Chính vì công dụng tuyệt vời ấy mà những nơi bị ô nhiễm khí Cl và SO2 như các xí nghiệp, nhà máy thường được trồng ngọc lan để làm cây công trình.
Giá trị kinh tế
Cây ngọc lan còn có công dụng đem lại một phần giá trị kinh tế cho xã hội. Đầu tiên, thân cây ngọc lan có tác dụng lấy gỗ để làm một số đồ thủ công mỹ nghệ, một số đồ nội thất gỗ,…
Không những thế, trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và dược phẩm, ngọc lan cũng được góp mặt. Hoa ngọc lan rất thơm nên được tận dụng làm thành phần chưng cất dầu thơm, chiết xuất nước hoa hay hương liệu cho các chị em phụ nữ.
Tác dụng y học
Cây hoa ngọc lan được y học đánh giá rất cao bởi những công dụng của nó. Hoa ngọc lan có tác dụng tiêu đờm, ích phế hòa khí bởi có tính ôn và vị hơi cay. Ngoài ra, khi ngọc lan kết hợp với một số loại thảo dược khác, sẽ giúp hỗ trợ điều trị sự rối loạn nhịp tim, kiểm soát huyết ám. Hơn nữa, hoa ngọc lan chữa vô sinh cho phụ nữ rất hiệu quả.
Ngọc lan còn có thể chữa được một số bệnh tinh thần bởi có khả năng kích thích trực tiếp đến hệ thống thần kinh não bộ. Hoa ngọc lan giúp con người loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, nâng cao tinh thần để thoải mái hơn. Nhờ đó, giúp chữa trị bệnh trầm cảm và kiềm chế được cơn nóng giận.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây ngọc lan thường là nụ hoa chưa nở. Và cũng có thể pha trà ngọc lan để uống.
Cách trồng cây hoa ngọc lan
Kỹ thuật nhân giống cây ngọc lan
Trồng hoa ngọc lan nên lựa chọn thời điểm tháng 2 – 3 là thích hợp nhất. Cây ngọc lan được nhân giống chủ yếu bằng 2 phương pháp chính là gieo hạt và chiết cành.
Phương pháp nhân giống bằng hạt
Trước hết cần phải chọn những hạt giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cần phải ngâm hạt trước khi gieo bằng nước ấm khoảng 40 – 50 độ C khoảng 12 giờ rồi sau đó để nguội. Lấy túi vải ủ hạt giống khoảng 4 – 5 ngày để hạt nứt nanh.
Sau đó lấy hạt giống đem ươm vào bầu cây hoặc gieo vào khay cát, lấp đất dày khoảng 1cm rồi phủ rơm rạ hay xở dừa xung quanh. Làm giàn che nắng, gió cho cây. Sau khoảng 3 – 4 ngày gieo thì hạt sẽ bắt đầu nảy mầm
Phương pháp nhân giống bằng chiết cành
Lựa chọn một cành tốt và đủ tiêu chuẩn làm cành giống. Cắt và tách một vòng vỏ cây ở đoạn cành đó rộng khoảng 0,4 – 0,7cm. Dùng xơ dừa, dây đay, nilon để bọc đoạn chiết lại thật chắc chắn thành bầu chiết. Sau 1 thời gian, cành cây ra rễ non thì có thể cắt cành chiết khỏi cây giống mẹ rồi đem cấy vào túi bầu.
Kỹ thuật trồng hoa ngọc lan
Trước khi trồng cây, bạn cần phải chuẩn bị đất trồng tơi xốp, nhiều mùn và có khả năng thoát nước tốt. Nên làm sạch cỏ, cày xới cho đất tơi xốp rồi phơi ải đất để tiêu diệt hết các mầm bệnh trong đất.
Xem thêm : Cây hương thảo là cây gì? Tác dụng, cách trồng và chăm sóc
Sau đó tiến hành đào hố trồng với kích thước khoảng 60 x 60 x 60cm. Trộn đều khoảng 5kg phân chuồng hữu cơ, 2kg phân trùn quế, 0,2kg phân lân và 1 ít vôi bột ủ trong hố trồng khoảng 14 ngày.
Khi trồng, nhẹ nhàng đặt bầu cây vào hố trồng sao cho bầu đất không bị vỡ, lấp một phần đất và dùng tay nén đất quanh gốc để cố định cây. Tiếp đến vun lấp phần đất còn lại sao cho độ cao hơn gốc cây khoảng 25cm.
Trồng xong, đóng chéo cọc tre và buộc cây con vào cọc để tránh sự tác động của mưa gió. Hàng ngày chú ý tưới nước cho cây để cây nhanh chóng thích nghi môi trường mới.
Cách chăm sóc ngọc lan
Nhiệt độ
Cây ngọc lan ưa thời tiết mát mẻ nên để cây hạn chế tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là mùa hè nắng gắt, nhiệt độ cao thì nên làm giàn che nắng giúp cây thoáng mát và không bị khô hạn.
Nước
Hoa ngọc lan là loài cây ưa ẩm, độ ẩm thích hợp là khoảng 70 – 85% nên cần phải tưới nước thường xuyên cho cây. Đặc biệt là vào mùa khô, mùa hè nắng gắt thì nên tưới nhiều nước hơn, còn mùa mưa có thể căn giảm bớt lượng nước tưới xuống. Mùa nào cũng cần chú ý thoát nước kịp thời cho cây. Vào thời điểm cây nở hoa thì có thể tưới mỗi lần một ngày để chất lượng hoa tốt hơn.
Bón phân
Hằng năm bạn cần bón phân cho hoa ngọc lan khoảng 4 – 6 lần, mỗi lần nên cách nhau ít nhất 1 tháng, lượng phân bón phụ thuộc vào kích thước của cây lớn hay nhỏ. Khi cây bắt đầu ra hoa, chỉ nên bón thêm 1 ít phân chuồng ủ mục, ngoài ra mỗi khi kết thúc 1 vụ hoa cần phun thêm phân tốt cho lá để cây phát triển toàn diện.
Cắt tỉa
Cứ 2 tháng 1 lần, bạn nên tỉa bớt những cành khô, cành mọc vượt, cành bị sâu bệnh ăn hoặc những cành mọc sát dưới đất để tạo diện tích rộng rãi cho cây phát triển đồng thời giúp cây phòng ngừa được các loại sâu bệnh gây hại. Đồng thời, tạo tán cành để dễ kiểm soát được chiều cao của cây, cũng như tạo nên tính thẩm mỹ của của theo ý thích của mình.
Ngoài ra, cần phải làm sạch cỏ dại mọc xung quanh gốc cây để không bị tiêu hao chất dinh dưỡng cũng như ngăn ngừa nguy cơ sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh
Về cơ bản, nếu bạn thực hiện tốt các kỹ thuật chăm sóc trên thì cũng đã hạn chế được phần nào nguồn sâu bệnh hại. Cây hoa ngọc lan thường gặp phải một số loại sâu bệnh là bệnh đốm đen, bệnh đốm than. Thế nên bạn cần phải chăm sóc cây kỹ càng, kịp thời phát hiện dấu hiệu sâu bệnh để đưa ra biện pháp hiệu quả.
Giá cây hoa ngọc lan là bao nhiêu?
Theo tham khảo ở các địa chỉ bán hoa ngọc lan, thì mức giá cây giống khá đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm của cây giống. Chẳng hạn, một cây giống nhỏ sẽ có giá từ 60.000 VNĐ/cây. Nhưng cây giống lớn hơn một chút và đang chuẩn bị ra hoa thì sẽ có mức giá khoảng từ 160.000 VNĐ/cây. Nếu là cây ngọc lan đang ra hoa sẽ có mức giá từ 210.000 VNĐ/cây trở lên. Tuy nhiên, đây chỉ là những mức giá mang tính chất tham khảo, bạn cần cập nhật lại trước khi mua cây nhé.
Nếu bạn thắc mắc hoa ngọc lan bán ở đâu thì câu trả lời là hãy đến các vườn ươm giống và các cửa hàng hoa cảnh có sẵn nhé. Dù mua hoa ngọc lan ở đâu Hà Nội hay mua hoa ngọc lan ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng hãy tìm đến những địa chỉ vườn ươm hay cửa hàng cây cảnh.
Ngoài ra, hiện nay những vườn ươm này đều phát triển bán cây hoa ngọc lan và nhiều loại cây cảnh khác qua hệ thống website, các trang thương mại điện tử, mạng xã hội nên bạn có thể dễ dàng đặt mua cây online mà không cần ra khỏi nhà. Bạn vẫn sẽ được tư vấn chọn cây, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cụ thể.
Trên đây là toàn bộ những thông tin kiến thức về hoa ngọc lan. Hy vọng chúng có thể giúp bạn chọn mua được cây hoa phù hợp cũng như biết cách trồng và chăm sóc cây ngọc lan thật hiệu quả.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Các loại hoa