Lan hoàng nhạn: cách trồng và chăm sóc ra hoa to, đẹp
Lan hoàng nhạn là loại phong lan rừng có nguồn gốc chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, phổ biến nhờ vào màu sắc hoa nổi bật và hương thơm nồng nàn. Tuy nhiên, hoa lan hoàng nhạn có đặc điểm gì, cách trồng và chăm sóc như thế nào? Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Giới thiệu hoa lan hoàng nhạn
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Lan hoàng nhạn: cách trồng và chăm sóc ra hoa to, đẹp
Lan hoàng nhạn là loại hoa có tên khoa học là Aerides odorata x houlletiana thuộc họ giáng hương, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Là loại phong lan rừng dễ trồng và đem lại giá trị cao, được nhiều người “chơi lan” yêu thích.
Đặc điểm lan hoàng nhạn
Lan hoàng nhạn là loại phong lan thân đơn, có chiều cao phổ biến từ 10 – 50cm, thân lá tương đối dày và có đường kính khoảng 0.5 – 2cm. Thân cây có màu xanh chấm tím hoặc xanh trơn, thân cây có dạng thẳng hoặc dạng zic zắc. Lá cây có màu xanh đậm, kích thước từ 10 – 20cm có hình lưỡi dài, chứa hai thùy. Lá cây được xếp chồng lên nhau từ gốc cây tạo thành một lớp bọc bảo vệ cho thân cây.
Hoa lan hoàng nhạn thường mọc theo chùm, mọc từ nách lá rủ xuống dưới có chiều dài từ 10 – 25cm. Các vòi hoa mọc đều, đối xứng nhau, mỗi vòi có thể có từ 5 – 10 bông hoa nhỏ thường nở vào khoảng tháng 3 – tháng 5 âm lịch, hoa có nhiều màu sắc khác nhau và cho mùi thơm nồng nàn. Cánh hoa thường khá nhỏ, có sự pha trộn màu giữa các cánh hoa. Hoa thường giữ được từ 1 – 2 tuần tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng và phát triển của cây.
Rễ cây lan hoàng nhạn là loại rễ gió mọc quanh năm và ra rễ ở giữa thân hoặc nách lá. Thông thường rễ cây khi mới trồng sẽ to, có 1 mầm rễ sau đó sẽ phân nhánh thành các rễ con để hấp thụ dinh dưỡng nuôi cây. Lan hoàng nhạn là loại phong lan rừng ưa ẩm, ưa sáng (30 – 50%) thích hợp trồng những nơi thoáng khí. Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, hoa có độ bền từ 1 – 2 tuần.
Phân biệt lan hoàng nhạn tháng 8 và lan hoàng nhạn tháng 4
Lan hoàng nhạn có nhiều loại khác nhau: phong lan hoàng nhạn thái, phong lan hoàng nhạn rừng,… Tuy nhiên, ở Việt Nam phổ biến nhất vẫn là lan hoàng nhạn tháng 8 và lan hoàng nhạn tháng 4. Và do đặc điểm sinh trưởng và bên ngoài rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại phong lan này. Dưới đây là cách phân biệt mà để giúp bạn phân biệt được:
Lan hoàng lan tháng 4 | Lan hoàng lan tháng 8 | |
Đặc điểm sinh trưởng |
|
|
Lá cây |
|
|
Thời gian ra hoa |
|
|
Hoa |
|
|
Giá |
|
|
Hy vọng với những đặc điểm phân biệt ở trên thì các bạn có thể chọn mua được cho mình một chậu hoa phong lan hoàng nhạn đẹp, dễ chăm sóc tại nhà.
Cách trồng lan hoàng nhạn rừng
Lan hoàng thảo là một trong những dòng phong lan rừng cho hoa đẹp, hương thơm đặc trưng nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để có được một chậu lan hoàng nhạn đẹp vào mùa hè thì hãy tham khảo ngay dưới đây:
Chọn giống
Để có được giống cây còn thì bạn có thể chọn mua giống ở các trại giống hoặc là tiến hành tách bỏ cây con khỏi cây mẹ để lấy giống:
- Đối với cây giống mua ngoài trại giống: Nên chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, phần thân và lá không bị dập nát.
- Đối với tách cây giống khỏi mẹ: Trước khi tách thì bạn nên tưới thật nhiều nước, để giúp cho phần đất và rễ mềm ra. Sau khoảng 20 – 30 phút thì bạn có thể tách từng rễ của lan hoàng nhạn ra và đem đi xử lý trước khi gieo vào giá thể.
Xử lý cây giống
Cây giống sau khi được tách ra khỏi cây mẹ (hoặc đưa về) thì tiến hành đem đi xử lý để đảm bảo nguồn giống mùa sau phát triển tốt:
Xử lý giá thể
Giá thể trồng lan thì bạn có thể sử dụng: gỗ, lũa, xử lý bằng cách ngâm qua với dung dịch nước vôi trong để loại bỏ nấm bệnh.
Nếu bạn chưa biết những loại gỗ nào tốt nhất dành cho từng loại phong lan ở nhà mình thì hãy tham khảo ngay tại đây: gỗ trồng lan.
Giá thể trồng chậu cho lan bạn có thể sử dụng như đất nung, đá bọt hay vỏ thông để giữ ẩm, giữ nhiệt kích thích cho rễ cây phát triển tốt hơn.
Kỹ thuật trồng lan hoàng nhạn
Lan hoàng nhạn là dòng lan có rễ gió, ưa ẩm nên để có được một chậu phong lan đẹp trong nhà thì bạn nên thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Cố định chậu cây và gỗ bằng móc treo
Đầu tiên cần sử dụng móc treo để cố định chậu (để có thể treo chậu cây lên cao) và cố định cây ở một góc của chậu trước khi ghép. Bước này sẽ vô cùng cần thiết khi bạn trồng nhiều cây trong một chậu, cây sẽ hạn chế bị vướng víu và va chạm vào cây.
Bước 2: Cho giá thể vào chậu
Giá thể sau khi đã được xử lý thật kỹ thì để ở nhiệt độ thường khoảng 1 ngày để loại bỏ hết nấm bệnh. Sau đó thì đem giá thể cho vào chậu, nên cho khoảng 3/4 chậu, đối với các giá thể to thì cho xuống trước và giá thể nhỏ ở trên.
Bước 3: Cố định lan hoàng nhạn vào chậu
Sử dụng dây nhựa hoặc lõi bọc nhựa (hạn chế sử dụng kim loại vì lan hoàng nhạn thuộc loại rễ gió khi rễ phát triển lan ra gặp kim loại thì sẽ bị lụi) cố định lại cây vào chậu cho cây đứng vững, cân đối. Lưu ý khi trồng cây thì chỉ nên đặt rễ cây chạm vào giá thể chứ không nên vùi hẵn xuống bên dưới khiến cho rễ cây không phát triển được.
Xem thêm : Hoa mai đỏ: ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc mai nở đúng Tết
Bước 4: Trải thêm một lớp giá thể và treo lên giàn
Sau khi cố định cây thì rải thêm một lớp giá thể mỏng để giữ nhiệt và giữ ẩm cho cây và đem cây treo lên giàn. Cây sau hai ngày mới được tưới nước, nên đặt cây ở nơi tránh mưa hay ánh sáng mặt trời mạnh sẽ khiến mầm bệnh lây lan hoặc bị cháy lá. Khi trồng cây xong thì có thể tiến hành chăm sóc bình thường để giúp cây ra hoa to và đẹp hơn.
Cách chăm sóc lan hoàng nhạn
Lan hoàng nhạn là dòng lan dễ chăm sóc, tuy nhiên để cho cây phát triển ra hoa to, đẹp thì bạn nên lưu ý những điều sau đây:
Tưới nước
Lan hoàng nhạn là dòng phong lan ưa ẩm, độ ẩm trung bình từ 70 – 80%, vì thế bạn nên tưới nước cho cây 1 ngày 2 lần hoặc 1 ngày 1 lần tùy vào nhiệt độ thời tiết. Có thể quan sát giá thể cây, khi giá thể khô thì có thể bổ sung nước cho cây.
Ánh sáng
Cây không yêu cầu độ sáng quá cao, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo ánh nắng để cây quang hợp và phát triển nếu không cây sẽ bị còi cọc. Vì thế bạn nên treo cây ở nơi có ánh sáng tốt như sân thượng, ban công. Hoặc nếu trồng cây ở nơi có ánh sáng yếu thì bạn có thể đem cây ra ngoài tắm nắng vào buổi sáng mai từ 2 – 3 giờ mỗi ngày.
Bón phân
Bạn nên bón phân vào mùa xuân, vì đây là thời điểm tốt để cho cây sinh trưởng và phát triển. Bạn có thể sử dụng phân NPK theo tỉ lệ 30 : 10 : 10, và có thể ngừng bón phân vào những tháng mưa nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể bón phân định kỳ 1 tháng 1 lần.
Phòng bệnh
Lan hoàng nhạn dễ bị các loại bệnh như sâu, nhện đỏ, cháy lá, thỗi rễ,… Nguyên nhân chủ yếu là do việc chăm sóc của bạn chưa được đảm bảo khiến cho mầm bệnh lây lan. Để phòng ngừa thì bạn nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun hoặc sử dụng vôi để bón xung quanh cây.
Bảo quản hoa
Lan hồng nhạn thường có thể giữ được từ 1 – 2 tuần, và bạn có thể giữ cho hoa lâu hơn bằng cách đặt cây ở nơi có độ ẩm cao, tránh mưa và giảm ánh sáng. Khi cần tưới nước cần tránh nước trực tiếp vào hoa nên tưới xung quanh rễ cây để cây có thể hấp thụ.
Giá lan hoàng nhạn
Chính vì những ưu điểm hoa đẹp và hương thơm đặc trưng nên hoa lan hoàng nhạn rất phổ biến. Giá lan lan hoàng nhạn tháng 8 từ 150.000 – 250.000 đồng/cây có chiều cao từ 7cm, còn lan hoàng nhạn tháng 4 giao động từ 300.000 – 400.000 đồng/kg.
Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo có thể thay đổi theo thời gian và địa chỉ mua.
Như vậy, phía trên mình đã chia sẻ cho các bạn về hoa lan hoàng nhạn cũng như là cách trồng và chăm sóc tại nhà. Hy vọng với những thông tin trên thì các bạn đã hiểu thêm về loại phong lan này và chăm sóc cho chậu hoa nhà mình đẹp nhất nhé.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Các loại hoa