Áp thấp nhiệt đới là một hiện tượng tự nhiên thường xuyên xảy ra đem đến những đợt khí hậu thất thường, mưa bão. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu áp thấp nhiệt đới là gì, nó khác gì so với bão nhiệt đới. Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Áp thấp nhiệt đới là gì?
Nội dung
Áp thấp nhiệt đới có tên tiếng anh là tropical depression, là hiện tượng thời tiết phức hợp diễn ra trên biển hoặc đất liền tạo nên hiện tượng xoáy tập trung quanh một vùng áp thấp, xoáy có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 (39 đến 61km/h).
Những con xoáy nhiệt đới là vùng gió xoáy được hình thành trên biển, thổi vào trung tâm theo hướng ngược chiều của kim đồng hồ tạo nên dông, tố, lốc, điển hình cho những đợt áp suất nhiệt đới.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lớn lên thành bão khi áp suất nhiệt đới phát triển đủ mạnh kèm theo lượng gió và hơi nước từ ngoài biển kéo vào. Tuy nhiên cũng có những trường hợp áp thấp suy yếu và tan dần thì chỉ tạo nên những biến đổi nhẹ về thời tiết.
Như vậy, các bạn đã biết được áp thấp nhiệt đới là gì rồi đúng không nào?
Đặc điểm của áp thấp nhiệt đới
Áp thấp nhiệt đới được xem là một vùng xoáy, có đường kính lên tới hàng trăm kilomet, được hình thành chủ yếu trên những vùng có khí hậu nóng như biển nhiệt đới. Áp suất khí quyển trong bão sẽ thấp hơn nhiều so với những vùng xung quanh (dưới 1000mb).
Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh với gió và hơi nước sẽ hình thành nên bão nhiệt đới. Bão nhiệt đới (tropical storm) khi vào đất liền sẽ gây ra lũ lụt, mưa dông và nhiều tác hại đối với cuộc sống của người dân.
Và nhiều người thường nhầm lẫn giữa áp suất nhiệt đới và bão nhiệt đới bởi đặc điểm của chúng khi vào đất liền. Tuy nhiên, áp thấp nhiệt đới thường nhẹ hơn, gió xoáy từ cấp 6 đến cấp 7 hay khoảng 63km/h còn bão nhiệt đới sẽ từ cấp 8 đến cấp 13 hay gió mạnh từ 64km/h. Tuy nhiên, không phải áp thấp nhiệt đới nào cũng tạo thành bão, có những áp thấp nhiệt đới sẽ suy yếu, tan dần và tạo nên những cơn mưa dông nhẹ.
Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới
Nguyên nhân để hình thành nên áp thấp nhiệt đới bao gồm các điều kiện trên bề mặt khí quyển như khí áp, nhiệt độ, hơi nước, gió,… Chính vì thế mà áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện ở những vùng khí hậu nóng, đại dương hay trên biển nhiệt đới.
Khi một vùng không khí không khí nóng lên các vùng lân cận, khí áp sẽ giảm dẫn đến sự hút gió từ các phía có khí áp cao hơn và thăng động (tạo ra hơi nước). Do ảnh hưởng của lực Coriolis – lực lệch hướng do Trái Đất tự quay khiến cho hướng gió hút vào tâm áp thấp tạo thành gió xoáy.
Ở bán cầu Bắc, hướng gió lệch về bên phải tạo nên xoáy nghịch nhiệt đới. Còn ở bán cầu Nam thì lực Coriolis làm hướng gió lệch sang bên trái so với hướng chuyển động hình thành xoáy thuận nhiệt đới. Và sự thay đổi hai hướng gió xoáy ngược chiều nhau ở hai bán cầu đã hình thành nên các nhiễu động điện khi ở các vùng khí hậu ôn đới, tạo nên áp thấp nhiệt đới.
Những tác hại do áp thấp nhiệt đới gây ra
Mặc dù có thể dự đoán trước về áp thấp nhiệt đới trước khi tấn công dịch chuyển vào bờ, nhưng áp thấp nhiệt đới vẫn gây ra nhiều tác hại cả về người và của đối với người dân:
Gây thương vong về người
Áp thấp nhiệt đới với những cơn gió giật mạnh ở gần tâm bão kèm theo mưa lớn, lốc xoáy sẽ gây lũ lụt, thương vong về người. Đặc biệt là đối với những người dân sống trên biển, đi đánh bắt hải sản xa bờ thì gặp phải những cơn áp suất nhiệt đới này sẽ vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, áp thấp nhiệt đới còn gây ra lũ lũ lụt kéo dài, là nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh do rác thải hay môi trường nước không đảm bảo gây ra. Chính vì thế mà ảnh hưởng đế sức khỏe, thương vong về con người.
Nếu bạn chưa biết lũ lụt là gì hay cách phòng tránh lũ lụt như thế nào cho đúng cách thì có thể tham khảo ngay tại đây.
Thiệt hại về vật chất
Việc mưa dông do áp thấp nhiệt đới gần bờ kéo đến sẽ làm hư hỏng nhà cửa, các đồ dùng điện tử trong nhà. Gia súc gia cầm bị chết hay với những hộ gia đình gần biển thì có thể làm chìm tàu – nguồn thu nhập chính của người dân.
Ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp
Mưa dông do áp thấp nhiệt đới kéo dài sẽ khiến cho nước biển dâng lên, gây ngập lụt ven biển, làm nhiễm mặn đồng ruộng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp hay nuôi tôm, cua, cá.
Gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh những thiệt hại về người và của thì áp thấp nhiệt đới, bão còn khiến ô nhiễm môi trường. Việc lũ lụt nước dâng lên cao sẽ kéo theo rác thải từ ngoài môi trường, xác động thực vật ngâm trong nước khiến cho môi trường bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì thế mà để đảm bảo thì bạn cần vệ sinh khu sinh hoạt thường xuyên để tránh các bệnh truyền nhiễm từ môi trường.
Gây thiếu lương thực, nước sạch sinh hoạt
Những đợt áp thấp nhiệt đới trên biển Đông làm nước biển dâng lên khiến cho các nguồn nước ngọt bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc mưa lớn gây lũ lụt khiến cho người dân không thể đi lại, gây nên tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm.
Cách phòng ngừa áp thấp nhiệt đới
Có thể nói, tình trạng áp thấp nhiệt đới hiện nay xảy ra phổ biến hơn bởi khí hậu thay đổi, sự ô nhiễm môi trường làm cho Trái Đất nóng lên gây nên biến đổi khí hậu. Chính vì thế, để hạn chế, phòng ngừa áp thấp nhiệt đới thì các bạn có thể thực hiện các phương án sau:
Tích cực trồng rừng, phủ xanh Trái Đất
Hiện nay, tình trạng chặt phá rừng gây nên sói mòn, khiến cho môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó, việc trồng rừng còn hạn chế được những con xoáy nhiệt đới, làm giảm đi sức mạnh của chúng, giảm thiệt hại cả về người và của. Đó là lý do vì sao bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Có thể nói, trồng rừng là một trong những việc lâu dài nhưng đem đến hiệu quả vô cùng thiết thực. Giúp cho môi trường sinh sống trở nên xanh, sạch và đẹp hơn.
Bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng đồ có thể tái chế hoặc dễ dàng phân hủy
Để giảm thiểu những biến đổi khí hậu gây nên áp thấp nhiệt đới thường xuyên thì bạn có thể bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế lượng rác thải thải ra bên ngoài. Hạn chế sử dụng túi nilon hay đồ nhựa, thay vào đó là nên sử dụng các loại túi giấy, ống hút giấy, những đồ dễ dàng tái chế hoặc phân hủy để giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.
Thường xuyên cập nhật thông tin về đợt áp thấp
Khi có áp thấp nhiệt đới, việc cập nhật thông tin thường xuyên sẽ giúp cho các bạn nắm rõ thông tin áp thấp nhiệt đới, về sức gió, mưa lớn từ đó có những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất.
Đặc biệt, với những người gia đình ven biển, nắm rõ tình hình thời tiết để xác định có nên đi đánh bắt xa bờ hay không, hạn chế tình trạng thiệt hại cả người và của.
Xây dựng nhà cửa chắc chắn, kiên cố phòng khi có bão
Áp thấp nhiệt đới thường kèm theo gió giật, mưa dông khi ở gần tâm bão vì thế mà xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, kiên cố đảm bảo an toàn khi có bão là vô cùng cần thiết.
Đảm bảo an toàn bằng các phương án bổ sung
Khi có áp thấp nhiệt đới hình thành bão đến thì bạn nên chuẩn bị các thiết bị cứu hộ, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, ngắt hết các nguồn điện trong nhà để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị các thiết bị điện tử để liên lạc với cứu hộ khi nguy cấp, di tán đến những nơi an toàn.
Tình hình áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực chịu tác động của bão và áp thấp nhiệt đới Tây Bắc – Thái Bình Dương, với bão cực đại di chuyển dần từ bắc xuống Nam. Và mùa bão thường bắt đầu vào khoảng tháng 5 – tháng 6 ở miền Bắc và tháng 9 – tháng 12 ở miền Trung.
Trung bình, mỗi năm có khoảng từ 4 – 6 cơn bão và áp suất nhiệt đới vào bờ biển nước ta. Và chính vì thế mà chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những đợt áp thấp nhiệt đới này: gây lũ lụt, mưa lớn, dông,… Và trong 2020, Việt Nam đã có rất nhiều đợt áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão đổ bộ vào miền Trung gây nên thiệt hại nặng nề, khiến cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Như vậy, phía trên mình đã giới thiệu cho các bạn áp thấp nhiệt đới là gì cũng như là cách phân biệt bão và áp thấp nhiệt đới. Hy vọng với những thông tin trên thì bạn đã hiểu rõ được về tình trạng tự nhiên này.
Xem thêm >> Tại sao có bão? Những nguyên nhân hình thành bão và áp thấp nhiệt đới