99+ các loại gỗ tự nhiên và công nghiệp hiện nay kèm bảng giá

Hiện nay, tại Việt Nam có đến hơn 500 chủng loại gỗ khác nhau được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất và đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế và giá trị cao. Tuy nhiên, bạn có biết về đặc điểm, phân biệt của các loại gỗ tự nhiên và công nghiệp này? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Các loại gỗ phổ biến hiện nay

Gỗ tự nhiên

Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 500 chủng loại gỗ khác nhau, và dưới đây là đặc điểm của gỗ tự nhiên:

  • Gỗ tự nhiên thường có vân gỗ đặc trưng cùng các họa tiết độc đáo, phong phú và mang tính thẩm mỹ cao: Thông thường, mỗi loại gỗ đều sở hữu những vân gỗ, màu sắc đặc trưng riêng, ví dụ những nhóm gỗ I, II hoặc III đều có màu gỗ, vân gỗ được nhiều người yêu thích.
  • Có độ bền cao: Những loại gỗ trong tự nhiên thường có độ bền cao, khả năng chịu lực lớn như: đinh hương, giáng hương, gỗ trắc,… Vì thế tạo nên giá trị sử dụng và tuổi thọ cao.
  • Có thể chống chọi được với môi trường tự nhiên khắc nghiệt: Khác với các chất liệu khác dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên của môi trường như nước, nắng nóng,… thì gỗ lại có khả năng chống chọi cao, giúp bạn yên tâm khi sử dụng.

Và gỗ tự nhiên được chia làm 8 nhóm:

Nhóm I

Là nhóm gỗ quý có vân thớ đẹp, có hương thơm, độ bền và giá trị kinh tế cao.

Nhóm II

Là nhóm gỗ có tỷ trọng lớn, cứng và có sức chịu lực cao.

Nhóm III

Là nhóm gỗ nhẹ, mềm hơn nhóm I và nhóm II. Tuy nhiên, nhóm gỗ III có độ bền và dẻo dai hơn.

  • Gỗ dổi
  • Gỗ teak
  • Gỗ keo
  • Gỗ cà chắc
  • Gỗ chò chỉ
  • Gỗ dâu vàng
  • Gỗ huỳnh
  • Gỗ trường mật
  • Gỗ vên vên vàng
  • Gỗ sao đen

Nhóm IV

Nhóm gỗ có thớ mịn, bền, dễ gia công ứng dụng trong thiết kế nội thất và đời sống.

  • Gỗ tần bì (gỗ ash)
  • Gỗ óc chó
  • Gỗ bời lời
  • Gỗ tràm
  • Gỗ chặc khế
  • Gỗ dầu mít
  • Gỗ hà nu
  • Gỗ kháo tía
  • Gỗ re hương
  • Gỗ thông ba lá
  • Gỗ sến đỏ
  • Gỗ sụ

Nhóm V

Là nhóm gỗ trung bình, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và thiết kế nội thất.

  • Gỗ thông nhựa
  • Gỗ hà nu
  • Gỗ xà cừ
  • Gỗ chau chau
  • Gỗ mít
  • Gỗ gội nếp
  • Gỗ re hương

Nhóm VI

Là nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối, mọt, tuy nhiên lại dễ chế biến.

  • Gỗ me tây
  • Gỗ sếu
  • Gỗ tràm tía
  • Gỗ sồi đá
  • Gỗ săng đá
  • Gỗ dầu
  • Gỗ chôm chôm 

Nhóm VII

Là nhóm gỗ nhẹ, tỷ trọng trung bình, sức chịu đựng kém và chống mối mọt ít.

  • Gỗ xoan đào
  • Gỗ sồi
  • Gỗ sấu
  • Gỗ quế
  • Gỗ tràm
  • Gỗ nhọ nồi
  • Gõ khế
  • Gỗ mận rừng
  • Gỗ bạch đàn

Nhóm VIII

Là nhóm gỗ thấp nhất của gỗ tự nhiên, sức chịu lực kém và khả năng bị mối mọt cao.

  • Gỗ cao su
  • Gỗ chân chim
  • Gỗ xoan tây
  • Gỗ hồng quân
  • Gỗ mò cua
  • Gỗ me
  • Gỗ xá xị
  • Gỗ bạch đàn
  • Gỗ chay
  • Gỗ gòn
  • Gỗ bồ đề
  • Gỗ bồ hòn

Gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất từ những vụn hoặc mùn gỗ tự nhiên kết hợp với keo và hóa chất chuyên dụng. Gỗ công nghiệp có các đặc điểm:

  • Thời gian thi công, sản xuất nhanh: Do đặc điểm của gỗ công nghiệp là được  thi công sản xuất hàng loạt nên thường có sẵn và có dạng tấm, dễ dàng thiết kế, sử dụng.
  • Giá thành rẻ: Do là dòng gỗ sử dụng tái chế từ các vụn gỗ tự nhiên nên gỗ công nghiệp thường có giá thành rẻ hơn nhiều.
  • Không bị cong vênh hoặc co ngót
  • Mang những phong cách hiện đại, trẻ trung và ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay.

Gỗ MDF

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ HDF

Gỗ ván ép

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

Cách nhận biết gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác trực tiếp từ trong tự nhiên, từ những loại cây lấy gỗ và được đưa vào ứng dụng trong đời sống và thiết kế nội thất. Gỗ tự nhiên có đến khoảng 500 chủng loại khác nhau, mang lại giá trị kinh tế cao. Dưới đây là cách nhận biết các loại gỗ tự nhiên để các bạn có thể tham khảo:

  • Phần đầu gỗ: Thông thường, gỗ tự nhiên thường có đường vân gỗ chạy từ mặt trước đến hông và tạo thành một khối thống nhất với nhau.
  • Mẫu mã: Gỗ tự nhiên rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc phong phú, vì thế nên dễ dàng tạo nên những thiết kế chạm khắc tinh xảo, hoa văn độc đáo, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Vân gỗ: Gỗ tự nhiên thường có các đường vân gỗ đan xen, rõ ràng, dễ dàng phân biệt.
  • Độ bền cao

Cac Loai Go 02 800x600Cách nhận biết gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hoặc hóa chất kết hợp với vụn gỗ tự nhiên để tạo thành những tấm ván gỗ mới. Thành phần chính là dăm gỗ, sợi gỗ, hoặc các miếng gỗ nhỏ, thường được gia công hàng loạt tạo thành các tấm ván với độ dày 9 ly, 12 ly, 15 ly hay 18 ly. Cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp:

Cac Loai Go 03 800x600Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)

  • Cấu tạo: Sử dụng các vụn gỗ tự nhiên nghiền mịn cùng với các loại keo hoặc hóa chất chuyên dụng.
  • Tính chất: Không nứt, co ngót, bề mặt mịn và có khả năng chịu lực yếu.
  • Độ dày thông dụng: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm.

Gỗ HDF (High Density Fiberboard)

  • Cấu tạo: Được sản xuất từ các bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên kết hợp với các hóa chất giúp tăng cường độ cứng và khả năng chống mối mọt, sau đó đem ép với nhiệt độ cao.
  • Tính chất: chịu nhiệt và chịu nước tốt, không bị co ngót hoặc cong vênh, tuy nhiên dễ bị nứt trong quá trình sử dụng.
  • Độ dày thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm.

Gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)

  • Cấu tạo: thường được sản xuất từ các loại gỗ rừng như cao su, bạch đàn,.. gồm 1 lớp gỗ công nghiệp Melamine chịu nhiệt và có màu sắc độc đáo.
  • Tính chất: Bề mặt có khả năng chống trầy xước hiệu quả, chịu nhiệt tốt.
  • Độ dày thông dụng: 18mm, 25mm.

Cách khai thác gỗ

Với những đặc điểm ứng dụng của gỗ ngày càng rộng rãi nên việc khai thác gỗ cùng trở nên phổ biến hơn. Dưới đây là 3 cách khai thác gỗ phổ biến nhất:

  • Khai thác gỗ theo chiều dài cây (cành): Cây trong tự nhiên được đốn rồi loại bỏ các cành, nhánh và cưa ngắn rồi vận chuyển đến phân xưởng. 
  • Khai thác cả cây: Đây là cách khai thác khá phổ biến hiện nay, cây sau khi đốn thì sẽ được cắt cành, nhánh và xử lý bằng cách bào vụn để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất điện và nghiệt. Còn đối với phần thân cây thì được sử dụng trong các thiết kế đồ nội thất.
  • Khai thác kiểu cắt từng đoạn: Bao gồm các công đoạn như: đốn, cắt bỏ cành, cắt ngắn và phân loại ngay tại nơi khai thác, thường áp dụng với những các loại gỗ có đường kính lên đến 900mm.

Quy trình chế biến gỗ sản xuất

Quy trình chế biến gỗ tự nhiên

Trước khi đem vào sản xuất đồ gỗ nội thất thì các loại gỗ tự nhiên cần trải qua quy trình chế biến để đảm bảo chất lượng gỗ. Bao gồm các bước:

Bước 1: Chọn lọc chất lượng nguyên liệu đầu vào

Tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên và nhóm gỗ mà cần được chọn lọc và đưa vào các ứng dụng khác nhau, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì thế, trước khi chế biến, các đơn vị cần chọn lọc, phân loại gỗ các nguyên liệu đầu vào.

Bước 2: Cắt gỗ thành các tấm có kích thước quy định

Thông thường, nguyên liệu đầu vào đều được lấy trực tiếp từ nơi khai thác nên đều là những khối gỗ lớn. Vì thế, để thuận tiện cho việc sản xuất thì cần chia khối gỗ thành những tấm gỗ có kích thước quy định, đảm bảo không bị nứt hoặc bị lỗi.

Cac Loai Go 01 800x450Bước 3: Sấy gỗ

Nếu không sấy thì gỗ tự nhiên sẽ dễ bị các tình trạng như ẩm mốc, mối mọt hoặc bị cong, ngót khi thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vì thế, đây là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình chế biến gỗ, giúp nâng cao tuổi thọ của gỗ.

Bước 4: Lọc và phân loại các loại gỗ

 Sau khi trải qua các bước ở trên thì gỗ sẽ được phân loại dựa trên các tiêu chí như: độ min, các đường vân, màu sắc, kích thước và tiến hành vận chuyển đến các phân xưởng sản xuất.

Quy trình chế biến gỗ công nghiệp

Dưới đây là các bước chế biến gỗ công nghiệp để các bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu

Gỗ công nghiệp thường sử dụng từ những phế phẩm của các loại gỗ tự nhiên, thường là gỗ tràm hoặc gỗ thông.

Bước 2: Tiến hành nghiền nát để tạo thành phần

Tùy vào loại gỗ ván ép HDF, MFC hay MDF mà nguyên liệu tự nhiên sẽ được xé mỏng hoặc tiến hành nghiền nát.

Cac Loai Go 0 800x525Bước 3: Trộn bột gỗ cùng keo, các chất phụ gia và ép thành tấm

Nguyên liệu sau khi được nghiền hoặc xé mỏng thì sẽ được trộn với keo và các chất phụ gia chuyên dụng giúp chống mối mọt. Sau đó sẽ được đem đi ép ở nhiệt độ và áp suất cao để đảm bảo chất lượng gỗ.

Bước 4: Xử lý bề mặt, phủ bóng gỗ

Để đảm bảo tính thẩm mỹ, các loại gỗ công nghiệp sau khi được ép sẽ được xử lý bề mặt, tạo vân và phủ lớp bóng.

Bước 5: Cắt gỗ theo kích thước quy định

Bước 6: Kiểm tra thành phẩm

Ứng dụng của gỗ trong nội thất và đời sống

Chính nhờ những đặc điểm nổi trội kể trên mà các loại gỗ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và thiết kế đồ gỗ nội thất xuất khẩu đem đến sự hiện đại, sang trọng.

Sàn gỗ

Những thiết kế sàn gỗ trong nhà được làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp với đa dạng các màu sắc, hoa văn đem đến không gian hiện đại, sang trọng và tinh tế. Với những gia đình yêu thích nét đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại này thì chắc chắn không thể bỏ qua những thiết kế sàn gỗ độc đáo này.

Cac Loai Go 800x690Ngoài ra, để sàn gỗ trong nhà của bạn được bền, đẹp và ít bị mọt thì nên ưu tiên sử dụng các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm II, IV hoặc V với khả năng chịu lực, ít bị mối mọt tấn công. Và nên vệ sinh thường xuyên để đảm bảo tuổi thọ cho sản phẩm nhé.

Kệ gỗ

Một trong những thiết kế đồ nội thất bằng gỗ đem đến sự hiện đại, sang trọng và tiện nghi được nhiều người yêu thích là kệ gỗ. Kệ gỗ thường được đặt ở nhiều không gian trong nhà như: phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc hoặc ở cầu thang.

Cac Loai Go 2 800x560Những thiết kế kệ sách gỗ thường có ưu điểm là đa dạng mẫu mã, hiện đại, bền và mang giá trị thẩm mỹ cao.

Giường gỗ

Để có một giấc ngủ ngon, thoải mái, bên cạnh việc lựa chọn nơi đặt hay kích thước phong thủy thì giường ngủ bằng gỗ với chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường và độ bền cao cũng là lựa chọn được nhiều người yêu thích. Giường gỗ thường được thiết kế rộng rãi, với các đường vân độc đáo, dát giường nhỏ, thoáng và đa dạng màu sắc: vàng, đỏ, trắng,… Thiết kế giường ngủ bằng gỗ thường đơn giản, hiện đại và có độ bền cao.

Cac Loai Go 1 1 800x720Cửa gỗ

Có thể nói, cửa gỗ là một trong những sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi hiện nay. Cửa gỗ mang nhiều ưu điểm như: màu sắc đa dạng, thiết kế hiện đại và có độ bền cao, đem đến cho gia chủ không gian sang trọng.

Cac Loai Go 4 800x531Tùy vào không gian của nhà mà bạn có thể lựa chọn những thiết kế cửa gỗ với màu sắc hoặc hoa văn khác nhau. Thường được làm từ các loại gỗ khác nhau như: gỗ xà cừ, gõ cẩm lai,…

Bàn ghế gỗ

Từ những thiết kế hiện đại, sang trọng đến những họa tiết truyền thống, cổ điển, bàn ghế gỗ được nhiều người sử dụng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Bàn ghế bằng gỗ có đa dạng các thiết kế từ thấp, thông minh, kết hợp với sofa hoặc kính,… phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình.

Ban An Go Cao Su 800x776Tủ quần áo gỗ

Một món đồ được ứng dụng rộng rãi từ các loại gỗ chính là tủ quần áo, với các thiết kế đa dạng, hiện đại với nhiều ngăn khác nhau giúp bạn dễ dàng sử dụng. Ưu điểm của những thiết kế tủ quần áo bằng gỗ là có các đường vân đẹp, màu sắc đa dạng và độ bền cao.

Cac Loai Go 5 800x615Đồ phong thủy bằng gỗ

Bên cạnh những ứng dụng trên, gỗ còn được sử dụng để làm đồ phong thủy với mong muốn đem đến vận may cho gia chủ, xua đuổi tà khí và những điều xấu, được nhiều người ưa chuộng. Những đồ phong thủy bằng gỗ như: vòng tay phong thủy, tượng phúc-lộc-thọ, bộ lục bình, tượng Phật Di Lặc,…

Cac Loai Go 6 800x600Vì thế, tùy vào độ tuổi và mệnh của gia chủ mà có thể lựa chọn những đồ phong thủy gỗ có màu sắc hoặc vị trí đặt tương ứng. Giúp đem đến nhiều may mắn về tiền tài, công việc và cuộc sống.

Có thể nói, gỗ được ứng dụng một cách rộng rãi trong mọi thiết kế nội thất trong gia đình đem đến sự tiện nghi, hiện đại và độ bền cao. Ngoài những ứng dụng kể trên, gỗ còn được sử dụng để làm nhà gỗ, bàn ăn gỗ, kệ tivi gỗ, tranh gỗ, thớt gỗ, trần gỗ, rèm sáo gỗ, bàn tràn gỗ, sập gỗ, … đem lại giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao.

Cách vệ sinh, bảo quản đồ dùng nội thất từ gỗ được bền, đẹp

Mặc dù có độ bền cao, tuy nhiên, để cho những đồ dùng nội thất gỗ xuất khẩu của nhà bạn được bền, đẹp và thân thiện với môi trường thì bạn nên lưu ý cách bảo quản và vệ sinh dưới đây:

Đặt ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời

Mặc dù đã được sấy khô trước khi sản xuất đồ nội thất, tuy nhiên, đối với đồ gỗ bạn nên để nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để tránh bị mối mọt hoặc gây cong, ngót, làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. 

Thường xuyên vệ sinh bằng nước ấm hoặc baking soda

Để vệ sinh thì bạn nên sử dụng nước ấm với khăn mỏng để lau giúp cho đồ gỗ trong nhà được sạch, bóng hơn. Hoặc nếu sản phẩm bị ám mùi hoặc những vết bẩn, mốc thì bạn có thể sử dụng baking soda và chanh, đây là một giải pháp hiệu quả để các bạn có thể khắc phục những tình trạng trên.

Cac Loai Go 7 800x600Tránh sử dụng đồ nhọn gây trầy xước bề mặt gỗ

Để cho những đồ nội thất bằng gỗ trong nhà bạn không bị trầy xước gây mất thẩm mỹ và làm giảm tuổi thọ của sản phẩm thì bạn nên tránh sử dụng các đồ nhọn tiếp xúc trực tiếp, và khi vận chuyển nên bọc bằng giấy báo hoặc vải mềm để bảo quản.

Sử dụng kem sáp mềm để đánh bóng đồ gỗ

Lớp sáp mềm này không chỉ giúp bảo vệ đồ gỗ trong nhà mà còn giúp cho món đồ gỗ nhà bạn trở nên đẹp như mới. Bạn nên quét một lớp trực tiếp lên mặt gỗ, chờ khô và quét thêm một lớp nữa để được bền, đẹp hơn. Đây là giải pháp được nhiều người áp dụng.

Hy vọng với những thông tin mà KHBVPTR chia sẻ ở trên thì sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều hiểu biết về gỗ cùng như là các phân biệt các loại gỗ nhé.