KHBVPTR
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Cây gỗ
  • Động Vật
  • Phong thủy
No Result
View All Result
KHBVPTR
No Result
View All Result
Trang chủ Cây cảnh

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cần biết

Bởi Mơ Kiều - Giảng viên đại học Nông Lâm
23/02/2021
trong mục Cây cảnh
Jeg Empty

Cây lưỡi hổ là giống cây cảnh trang trí được trồng ở rất nhiều nước với cái tên rất khác nhau, ở Việt Nam được gọi là cây lưỡi cọp, cây rắn, tại Trung Quốc có tên là lan đuôi cọp. Tại một số nước Á, Âu gọi lưỡi hổ là hổ vĩ lan. Ngoài ra, tại nhiều nơi trên thế giới, cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi mèo.Trong bài viết dưới đây Kỹ sư nông nghiệp Mơ Kiều sẽ giải đáp cho bạn cây lưỡi hổ có tác dụng gì, hợp tuổi nào cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cần biết để phù hợp nhất theo phong thủy nhé.

Giới thiệu & mô tả cây lưỡi hổ

Nội dung

  • 1 Giới thiệu & mô tả cây lưỡi hổ
  • 2 Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?
    • 2.1 Tác dụng cải thiện không gian xanh, trang trí nội thất trong nhà
    • 2.2 Có lợi ích lớn thanh lọc không khí, đem đến không gian sạch
    • 2.3 Xua đuổi tà khí, ma quỷ
    • 2.4 Ý nghĩa phong thủy
    • 2.5 Có tác dụng chữa bệnh
    • 2.6 Lưỡi hổ có hoa hay không?
    • 2.7 Cây lưỡi hổ có độc không?
  • 3 Có mấy loại cây lưỡi hổ?
    • 3.1 Lưỡi hổ Thái
    • 3.2 Lưỡi hổ vằn
    • 3.3 Lưỡi hổ vàng
    • 3.4 Lưỡi hổ xanh
    • 3.5 Lưỡi hổ đỏ
  • 4 Lưỡi hổ trong phong thủy
    • 4.1 Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
    • 4.2 Lưỡi hổ hợp với tuổi nào?
  • 5 Cây lưỡi hổ nên trồng ở đâu trong nhà?
  • 6 Cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà ra đơn giản
    • 6.1 Cách trồng lưỡi hổ trong chậu
    • 6.2 Cách trồng lưỡi hổ trong nước
  • 7 Cách chăm sóc cây lưỡi hổ luôn tươi tốt
    • 7.1 Đất
    • 7.2 Nước
    • 7.3 Ánh sáng
    • 7.4 Bón phân
    • 7.5 3 loại bệnh thường gặp ở lưỡi hổ và cách chữa
      • 7.5.1 Cây bị thối lá
      • 7.5.2 Cây bị đốm lá
      • 7.5.3 Cây bị vàng lá
  • 8 Giá cây cảnh lưỡi hổ để bàn bao nhiêu?

Cây lưỡi hổ là cây gì? Cây lưỡi hổ thuộc họ gì? Lưỡi hổ có tên tiếng Anh là snake plant (cây rắn), pháp danh khoa học là Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây. Ngoài ra, chúng còn có rất nhiều tên gọi khác như: cây lưỡi cọp, cây hỗ vĩ hay hổ thiệt,…Đây là loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi nên có khả năng sinh trưởng và phát trong điều kiện khí hậu khô hạn và nắng nóng rất tốt. Chính vì thế mà cây lá lưỡi hổ được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong văn phòng hay để bàn.

Cay Luoi Ho Thai 1

Cây lá lưỡi hổ là loại cây thân thảo, mọng nước, gốc cây thẳng đứng, thường có chiều cao từ 30 – 80cm và thường mọc thành bụi. Lá cây cứng, phần đầu nhọn, bề mặt lá bóng, phần thân thì mọng nước, lá có màu xanh đậm. Hoa của cây cảnh lưỡi hổ có màu trắng lục, dài từ 3 – 4cm gồm 6 cánh mềm mại, tuy nhiên hoa rất hiếm nên không phải ai cũng biết. Chính vì những đặc điểm này mà nhầm lẫn với cây lưỡi mèo, tuy nhiên cây lưỡi mèo khác lưỡi hổ nhé.

Hiện nay ở Việt Nam có các giống cây lưỡi hổ đa dạng: lưỡi hổ vàng lùn, cây lưỡi hổ thái lùn, cây lưỡi hổ thái xanh, cây lưỡi hổ màu vàng, cây lưỡi hổ Nhật,… để bạn có thể tha hồ lựa chọn.

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Cây lưỡi hổ ngày nay được rất nhiều người ưa chuộng bởi ý nghĩa của cây lưỡi hổ, sự phong thủy mà cây đem lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trồng cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây:

Tác dụng cải thiện không gian xanh, trang trí nội thất trong nhà

Nếu như bạn đang muốn tìm một loại cây cảnh giúp trang trí, cải thiện không gian chống trải nhà mình thì lưỡi hổ chính là một gợi ý dành cho bạn đấy. Không chỉ giúp bạn trang trí thêm không gian nhà mà còn tạo nên không gian xanh để bạn thư giãn đấy.

Có lợi ích lớn thanh lọc không khí, đem đến không gian sạch

Trồng cây lưỡi hổ trong nhà có tác dụng gì? Lợi ích cây lưỡi hổ chính là làm “máy lọc không khí mini”, cây lưỡi hổ cảnh ban ngày thường nhả khí O2 thu vào các bụi bẩn và chất CO2. Giúp đem đến không gian nhà bạn sạch, thoáng mát hơn. Đó là lý do vì sao lưỡi hổ để bàn thường được đặt ở văn phòng, bàn làm việc, làm giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

Xua đuổi tà khí, ma quỷ

Lá cây lưỡi hổ có hình con dao sắc và được xem như là sức mạnh của chúa sơn lâm nên có khả năng xua đuổi tà khí, ma quỷ, hạn chế các xui xẻo đến gia đình bạn. Vì vậy mà ở quê cây thường được trồng thành một hàng rào trước nhà  hoặc trồng thành hàng trước cửa các tòa nhà. là vậy.

Ý nghĩa phong thủy

Ngoài những tác dụng ở trên thì tác dụng phong thủy của cây lưỡi hổ cũng vô cùng sâu sắc. Với những người mệnh Kim và Thổ trồng cây lưỡi bò trong nhà sẽ giúp đem đến nhiều tài lộc, may mắn, đem đến sự thăng tiến trong công việc cũng như là cuộc sống.

Có tác dụng chữa bệnh

Ngoài việc sử dụng như một loại cây cảnh phong thủy giúp xua đuổi tà khí thì lưỡi hổ còn được dùng để chữa bệnh, điều trị bệnh viêm tai giữa, viêm họng, hay làm dịu cơn hen suyễn nữa. Nếu bạn đang thắc mắc hoa lưỡi hổ có tác dụng gì hay tác dụng của cây lưỡi hổ viền vàng thì hãy tham khảo ngay dưới đây:

  • Chữa viêm họng, ho: Sử dụng 6 – 12gr lá lưỡi hổ cùng với ít muối. Lá sau khi rửa sạch thái nhỏ thì có thể nhai trực tiếp với muối. Bạn nên áp dụng bài thuốc này từ 2 lần/ngày để đem lại hiệu quả.
  • Làm dịu cơn hen suyễn: Lấy phần gel bên trong lá của cây cho vào cốc nước nóng và sẽ mũi vào để xông hơi. Cách này sẽ giúp cho bạn thông đường thở một cách tốt hơn.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa: Cầm lá cây hơ trên lửa cho đến khi héo. Sau đó tiến hành giã lấy nước để nhỏ vào trong tai. Bạn nên sử dụng từ 3 – 4 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Như vậy, bạn đã biết được tác dụng lưỡi hổ ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống đúng không nào?

Lưỡi hổ có hoa hay không?

Rất nhiều người thắc mắc không biết rằng cây lưỡi hổ nở hoa không, cây lưỡi hổ có bông không? Bởi vì rất ít khi thấy hoa của loài cây này. Trên thực tế bông lưỡi hổ có màu trắng đục, hoa có sáu cách và dài từ 2 – 4cm. Bông cây lưỡi hổ có hương thơm đặc trưng nhưng rất ít khi ra.

Hoa Luoi Ho 4 800x1200

Vậy cây lưỡi hổ ra bông có tốt không? Vì cây phong thủy lưỡi hổ thường rất ít khi ra bông nên nó tượng trưng cho những may mắn, tài lộc dành cho gia chủ.

Cây lưỡi hổ có độc không?

Có lẽ bạn đã bắt gặp hình ảnh cây lưỡi hổ ở rất nhiều trong nhà, hay văn phòng làm việc đúng không? Nhưng bạn cũng thắc mắc liệu trồng lưỡi hổ có độc không? Trên thực tế, lưỡi hổ cùng họ với nha đam nhưng bên trong vẫn tồn tại lượng nhỏ độc tính khiến nhiều người dễ bị dị ứng, vì thế nếu bạn ăn trực tiếp hoặc sử dụng nhiều sẽ gây nên các tác dụng phụ như: buồn nôn, kích ứng da,… Vì thế mà bạn nên lưu ý trồng trong nhà khi có trẻ nhỏ và người bị dị ứng với chất gel bên trong của cây.

Tuy nhiên, lưỡi hổ chỉ gây ảnh hưởng với những người bị dị ứng với gel bên trong của lá nên bạn có thể yên tâm. Và ngoài ra, cây còn có khả năng làm bài thuốc chữa bệnh nữa đấy.

Có mấy loại cây lưỡi hổ?

Cây lưỡi hổ có bao nhiêu loại? Trên thị trường hiện nay, các loại cây lưỡi hổ rất đa dạng về kích thước, màu sắc: cây lưỡi hổ cao, lưỡi hổ Thái, cây lưỡi hổ thấp,… Dưới đây là các loại lưỡi hổ phổ biến nhất mà bạn không nên bỏ qua:

Lưỡi hổ Thái

Lưỡi hổ thái là dòng mới được đưa vào Việt Nam trong những năm gần đây. Lá có màu vàng nâu nhiều hơn, cây thấp hơn, phát triển theo chiều ngang khiến chúng như một đóa hoa sen nở rộ.

Cay Luoi Ho Thai 21 800x800

Lưỡi mèo lùn Thái thường chậm phát triển, sinh trưởng ra cây con cũng ít, kích thước nhỏ bé nên thường sử dụng làm cây cảnh mini để bàn rất phù hợp. Chính vì vậy giá thành của giống Thái thường đắt đỏ hơn giống Việt khá nhiều. Ý nghĩa cây lưỡi hổ Thái: Có khả năng thanh lọc không khí, đem đến những tài lộc, may mắn dành cho gia chủ.

Vậy cây lưỡi hổ Thái hợp với tuổi nào? Với màu xanh điểm ít vàng ở viền thì lưỡi hổ Thái hợp với tất cả các tuổi nên các bạn có thể yên tâm.

Lưỡi hổ vằn

Lưỡi hổ vằn hay lưỡi hổ viền vàng hay lưỡi hổ vàng đen rất phổ biến hiện nay. Lưỡi hổ vằn thường có lá cứng, thẳng đứng, có màu xanh đậm và ngoài cùng có một lớp viền vàng bao phủ. Đặc biệt, lá cây lưỡi hổ vằn có kích thước to, bản rộng hơn so với các loại khác.

Luoi Ho Vien Vang 31 800x1010

Lưỡi hổ vàng

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa lưỡi hổ vàng và lưỡi hổ vằn bởi chúng tương đối giống nhau về đặc điểm. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ vàng sẽ có lá nhỏ hơn, phần viền vàng chiếm khoảng 1/2 lá, và màu vàng nổi bật hơn rất nhiều.

Cây lưỡi hổ vàng hợp tuổi gì? Lưỡi hổ vàng hợp với những người mệnh Kim, thường có năm sinh: 1932, 1992, 1955, 2015, 1984, 1924, 1933, 1993, 1962, 2022, 1985, 1925, 1940, 2000, 1963, 1941, 2001, 1970, 1971.

Luoi Ho Vang 1 800x600

Lưỡi hổ xanh

Cây lưỡi hổ xanh có lá dài, thân cao, phát triển rất nhanh, lá có màu xanh đậm đặc trưng. Cây thường cao từ 15 – 25cm có khả năng lọc không khí, xua đuổi tà khí nên được ứng dụng rất phổ biến và được nhiều người biết đến.

Vậy cây lưỡi hổ xanh hợp với tuổi nào, mệnh gì? Cây lưỡi hổ lá xanh hợp với những người mệnh Mộc, có năm sinh năm 1928, 1929, 1942, 1942, 1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003, 2010, 2011, 2018, 2019. Vì thế mệnh Mộc trồng cây lưỡi hổ sẽ đem đến những tài lộc, may mắn dành cho gia chủ.

Cay Luoi Ho Xanh 2 800x600

Lưỡi hổ đỏ

Lưỡi hổ đỏ có nguồn gốc từ Nigeria, nổi bật với màu đỏ, ở giữa có thêm màu xanh, có kích thước ngắn, lá không thẳng đứng mà thường tỏa ra xung quanh. Cây lưỡi hổ màu đỏ thường được trồng theo bụi và không được phổ biến như các loại khác.

Cay Luoi Ho Do 1 800x384

Ngoài những loại kể trên thì bạn còn thể gặp các loại khác như: lưỡi hổ mini, lưỡi hổ lớn, lưỡi hổ Đài Loan, lưỡi hổ lùn, lưỡi hổ nhỏ,….

Lưỡi hổ trong phong thủy

Rất nhiều bạn đang thắc mắc cây lưỡi hổ có hợp mệnh Thủy không, cây lưỡi hổ hợp tuổi gì thì hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây nhé:

Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?

Như phía trên mình đã giới thiệu thì cây lưỡi cọp sẽ có màu xanh và vàng, đây cũng là những gam màu hợp với mệnh Kim và Thổ. Chính vì vậy mà những người có mệnh Thổ và Kim trồng cây lưỡi hổ trong nhà sẽ giúp đem đến những may mắn, thành công, vận thế tốt, xua đuổi ma tà giúp cho mọi việc trở nên thuận lợi hơn.

Cay Luoi Ho Viet 1

Và để cây có thể đem lại phong thủy tốt nhất, làm bùa hộ mệnh cho gia chủ mệnh Kim và Thổ thì bạn cũng nên lưu ý không gian, vị trí đặt sao cho phù hợp. Tránh việc ảnh hưởng đến phong thủy của toàn ngôi nhà.

Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào? Theo phong thủy thì cây lưỡi hổ không kỵ tuổi nào, vì thế bạn có thể yên tâm trồng trong nhà. Tuy nhiên, để giúp mang đến tài lộc và may mắn cho gia đình thì bạn có thể chọn các loại cây hợp với mệnh của mình.

Lưỡi hổ hợp với tuổi nào?

Có thể nói, phong thủy cây lưỡi hổ không chỉ giúp cho các mệnh Thổ, Kim gặp nhiều may mắn mà còn xua đi ma quỷ nữa đấy. Tuy nhiên, nó hợp với những tuổi nào? Hãy tham khảo ngay dưới đây:

+ Người mệnh Thổ sinh năm: 1930, 1931, 1938, 1939, 1946, 1947, 1960, 1961, 1968, 1969, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999, 2006, 2007, 2020.

+ Người mệnh Kim sinh năm: 1954, 1955, 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001, 2014, 2015.

Cây lưỡi hổ nên trồng ở đâu trong nhà?

Lưỡi hổ mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc nên sẽ có rất nhiều bạn thắc mắc có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không hay có nên để cây trong phòng ngủ không? Câu trả lời là có, việc trồng cây trong phòng ngủ hay trong nhà không chỉ giúp đem đến phong thủy mà nó còn như một chiếc máy lọc không khí mini, giúp bạn thư giãn, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi một cách hiệu quả đấy.

Cay Luoi Ho 8 1

Tuy nhiên, đối với những người mang mệnh Kim và Thổ thì nên đặt cây theo hướng Nam ở trên bàn hoặc trong nhà sẽ đem đến tác dụng tốt nhất.

 

Cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà ra đơn giản

Lưỡi hổ là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc do có thể sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Dưới đây là cách chăm sóc cây lưỡi hổ ra hoa mà bạn nên biết:

Cách trồng lưỡi hổ trong chậu

Đây là cách được áp dụng phổ biến nhất bởi sự đơn giản và nhanh chóng của nó. Để biết kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ đơn giản tại nhà bạn chỉ cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Đất trồng cây lưỡi hổ: Lưỡi hổ là loại cây dễ trồng và chăm sóc nên khi chọn đất trồng bạn chỉ cần lựa chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Hoặc bạn có thể mua đất và trộn thêm phân bón để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
  • Hạt giống cây lưỡi hổ: Bạn có thể gieo trồng bằng hạt hoặc qua giâm cành, tuy nhiên gieo hạt thường mất nhiều thời gian hơn mà năng suất không cao như giâm cành. Vì thế mà phương pháp giâm cành được áp dụng nhiều hơn.
  • Cách giâm cây lưỡi hổ: Vì là loại cây thường sống theo bụi nên cây sẽ đẻ ra các nhánh mới chứa các cây con, vì thế mà bạn có thể đợi cây lớn khoảng 2 – 4 tuần để tách chúng ra các chậu riêng để chăm sóc.

Hoặc bạn có thể sử dụng phương pháp giâm cành: Lựa chọn cây lưỡi hổ sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh và chọn một lá để cắt ngang gốc (nên chọn những lá to khỏe, không quá già hoặc quá non). Sau đó cắt thành các đoạn dài khoảng 5cm để cho các lát cắt héo khô rồi đem đi chôn với độ sâu khoảng 1/2 đất. Đặt chậu cây ở nơi có nắng, thỉnh thoảng tưới nước để cây có độ ẩm và mọc rễ.

Cách trồng lưỡi hổ trong nước

Ngoài việc trồng cây lưỡi hổ bằng cách giâm cành thì bạn còn có thể trồng thủy sinh cũng vô cùng đơn giản. Dưới đây là cách trồng lưỡi hổ thủy sinh mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Cây con khi lớn được từ 2 – 4 tuần thì tách ra khỏi bụi cây bố mẹ.
  • Bước 2: Cây sau khi tách thì đặt vào trong lọ thủy tinh vào đổ nước khoảng 2/3  bình (ngập rễ là được). Nhớ bổ sung thêm ít phân bón pha với nước để cây có thêm chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Bước 3: Chăm cây cho đến khi lớn.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ luôn tươi tốt

Giống với các cây trồng trong nhà khác, để tránh cây bị đốm lá, thối lá hay vàng lá thì các bạn nên biết cách chăm sóc lưỡi hổ trong nhà dưới đây:

Đất

Đó là yếu tố quan trọng để duy trì sự sống cũng như sự phát triển của cây. Đất cần đủ chất dinh dưỡng, đủ tơi xốp để rễ phát triển và cả khả năng thoát nước cũng quan trọng.

Khi trồng vô chậu, mình thường lót một lớp xỉ xuống đáy để tránh đất bịt mất lỗ thoát nước. Trong đất ngoài trộn phân bón ra thì còn cho thêm chất TS kích rễ, đá perline giúp đất tơi xốp hơn.

Đặc biệt hơn là cây lưỡi cọp sống tốt kể cả trong môi trường chậu chật hẹp, tuy nhiên lại cần bón dinh dưỡng thường xuyên.

Nước

Với đặc điểm chịu hạn tốt, mình tưới nước một tuần 2,3 lần vào mùa khô. Còn với mùa mưa mình tưới 2 lần / tháng. Để cây lưỡi hổ ra hoa thì bạn nên lưu ý lượng nước khi tưới cho cây nhé.

Tránh tưới nước quá thường xuyên dễ gây ngập úng cho cây.

Ánh sáng

Cây không cần ánh sáng mạnh, chúng sống tốt trong bóng râm, kể cả trong nhà. Mình thường cho ra phơi nắng nhẹ buổi sáng hoặc chiều muộn khoảng 2 đến 3 lần trong một tháng. Cây sẽ khỏe hơn, xanh hơn và chống được sâu bệnh.

Bón phân

Đối với cây lưỡi hổ Việt khi bón phân quá nhiều sẽ khiến cây phát triển rất nhanh, chúng lớn vượt tầm. Bởi thế tùy vào mục đích mỗi người mà sử dụng phân bón cho cây lưỡi hỗ ở mức độ khác nhau.

Đối với cây cảnh đẹp để bàn thì mình bón rất ít phân, vì muốn giữ mãi thân hình nhỏ nhắn của chúng sao cho phù hợp với bàn làm việc.

3 loại bệnh thường gặp ở lưỡi hổ và cách chữa

Cây bị thối lá

Thối lá là một trong những căn bệnh thường gặp nhất của cây lưỡi hổ. Nguyên nhân thường là do tưới quá nhiều nước hoặc cây được đặt ở những nơi có độ ẩm cao khiến lá bị úng và thối rữa. Nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến vùng thối lan rộng và khiến cây bị chết.

Thoi La 11 800x619

Cách chữa: Nếu phát hiện cây lưỡi hổ trong nhà bạn bị thối lá thì hãy lập tức cắt bỏ lá bị thối. Lưu ý là cắt sát gốc và kiểm tra vùng thối đã bị lan xuống gốc hay chưa. Tiếp theo hãy thay đất mới cho cây. Đất trồng cần đảm bảo tơi xốp, có độ ẩm vừa phải và giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nên đặt cây ở những nơi có ánh nắng vừa phải, chỉ nên tưới nước cho cây 1 lần/1 tuần với một lượng không quá nhiều. Vào mùa mưa ẩm thì có thể tưới 1 lần/1 tháng.

Cây bị đốm lá

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm về lọc không khí nhưng cây lưỡi hổ lại rất dễ bị bệnh đốm lá, xuất hiện các chấm nhỏ màu nâu trên lá, xung quanh vết bệnh thường bị lõm xuống nếu để lâu ngày thì sẽ bị cháy lá. Nguyên nhân gây ra căn bệnh đốm là nấm Colletotrichum sp ký sinh trên cây và lây truyền từ mùa này qua mùa khác, cây này qua cây khác.

Dom La 1 800x600

Cách chữa: Để phòng trị bệnh đốm lá trên cây lưỡi hổ bạn nên làm sạch cách mảnh vụn trên đất trồng, đảm bảo không có nơi cho nấm trú ẩn, thường xuyên cắt tỉa lá để không gian thông thoáng, nấm không thể phát triển. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: Antracol 75WG Vimacoz 80WP, Score 250EC, Ortivar 600SC,… để phun cho cây.

Cây bị vàng lá

Ngược lại với thối lá, nếu cây lưỡi cọp bị vàng lá, đặc biệt là lá đổi màu vàng nâu và có dấu hiệu khô dần thì nguyên nhân có thể là do bạn không cung cấp đủ nước cho cây.

Cách chữa: Cắt bỏ những lá cây bị vàng, khô. Đồng thời cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây, đặc biệt nếu thấy đất khô nứt thì cần tưới ngay. Thời điểm tưới cây thích hợp nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Giá cây cảnh lưỡi hổ để bàn bao nhiêu?

Cay Luoi Ho 170k 3 1

Cay Luoi Ho 170k

Cay Luoi Ho 170k 2

Cay Luoi Ho 250k 1

Cay Luoi Ho Viet 300k 1

Phía trên là hình cây lưỡi hổ để bàn được nhiều người yêu thích mà bạn có thể tham khảo. Lưỡi hổ để bàn thường có giá dao động từ 170.000đ trở lên. Trong đó, cây thô có giá tầm trên dưới 100.000đ, chậu từ 60.000đ và đất trồng giàu dinh dưỡng 10,000đ.

Như vậy, phía trên mình đã chia sẻ cho các bạn về tác dụng của lưỡi hổ cũng như là cây lưỡi hổ hợp với mệnh gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chọn được một chậu lưỡi hổ ưng ý nhất nhé.

 

Share40Pin10Tweet25Send

Cùng danh mục bài viết

Jeg Empty
Động Vật

Cá bảy màu: đặc điểm, phân loại và cách nuôi cá lên màu đẹp

Jeg Empty
Động Vật

Tìm hiểu cá tai tượng: đặc điểm, phân loại và cách nuôi nhanh lớn

Jeg Empty
Động Vật

Cá betta là cá gì? Đặc điểm, cách nuôi, cách ép và giá cá




  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Cây gỗ
  • Động Vật
  • Phong thủy

Dmca Copyright Protected150a

• Giới thiệu   • Chính sách bảo mật   • Điều khoản sử dụng   • Liên hệ

© 2020. Chuyên trang kế hạch bảo vệ phát triển cây & động vật rừng All right reserved

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Cây gỗ
  • Động Vật
  • Phong thủy