Cây Ngâu: Ý nghĩa phong thủy, đặc điểm và cách trồng ra hoa
cây ngâu là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích bởi những bụi lá xum xuê mà còn là hương thơm ngát của hoa e thẹn ẩn mình sau những lớp lá. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây ngâu tại nhà. Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu về loại cây cảnh này ngay nhé.
Giới thiệu về cây ngâu
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Cây Ngâu: Ý nghĩa phong thủy, đặc điểm và cách trồng ra hoa
Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp phổ biến ở các khu rừng núi Việt Nam, là loại cây mọc bụi. Là loại cây thường được trồng trong nhà bởi sức sống mạnh mẽ, cành lá xanh xum xuê quanh năm và hương thơm ngào ngạt từ những bông hoa ẩn mình sau các tán lá. Nếu bạn chưa biết về loại cây cảnh này thì hãy khám phá ngay dưới đây.
Đặc điểm của cây ngâu
Cây ngâu hay ngâu ta có tên khoa học là Aglaia duperreana, là loại cây bụi nhỏ thuộc chi Gội, họ Xoan. Cây ngâu phổ biến ở Việt Nam và hiện nay đã phổ biến khắp khu vực Đông Nam Á, cây ngâu không chỉ được xem là là loại cây cảnh mà còn được ứng dụng rất nhiều vào đời sống. Chính vì thế mà được rất nhiều người yêu thích.
Cây ngâu thuộc loại thân gỗ, mọc thành bụi có chiều cao từ 1 – 3m, các tán lá tròn, lá ngâu có dạng kép hình lông chim, đầu lá tròn với các lá chét mọc xen kẽ nhau. Lá cây thường mọc xum xuê ở trên ngọn, rễ cọc khỏe ăn sâu vào đất.
Hoa cây ngâu có màu vàng, kích thước nhỏ chỉ khoảng 2mm, nhiều bông hoa kết thành các chùm dài từ 5 – 10cm. Cây hoa ngâu thường mọc ẩn dưới các tán lá của cây và đặc biệt có mùi hương thơm nồng nàn lan tỏa. Hoa thường nở vào khoảng tháng 4 – tháng 9 và nở rộ nhất là sau những cơn mưa rào.
Cây ngâu có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, là loại cây ưa ánh sáng và ưa đất ẩm. Hoa của cây thuộc loại đơn tính khác gốc nên cần phải thụ phấn để tạo ra trái, trái ngâu có hình trứng, có màu cam khi chín.
Có nên trồng cây ngâu trước nhà?
Có rất nhiều bạn thắc mắc có nên trồng cây ngâu trước nhà hay không? Cây ngâu là loại cây ưa sáng và có thể sinh trưởng trong điều kiện chịu nắng bán phần vì thế nên rất thích hợp để trồng trước nhà. Ngoài ra, với sắc xanh tràn đầy sức sống của lá được điểm thêm những bông hoa màu vàng thơm ngát giúp đem đến cho nhà bạn không gian hiện đại, thoải mái hơn rất nhiều.
Đặc biệt, cây ngâu với ý nghĩa phong thủy được xem như là bức bình phong chấn thủy, xua đuổi tà ma cho gia chủ nên thích hợp để trồng trước nhà. Nhằm đem đến ý nghĩa phong thủy cho nhà của bạn.
Ý nghĩa của cây ngâu trong phong thủy
Trong phong thủy, cây ngâu có tác dụng như một chiếc bình phong chấn thủy của ngôi nhà. Trồng cây ngâu trong nhà giúp cân bằng năng lượng của các mệnh trong nhà, giúp xua đuổi tà ma, đem đến may mắn cho gia chủ.
Ngoài ra, cây ngâu với sức sống dồi dào, cành lá xum xuê đem đến những tài lộc may mắn, đem đến những sự sung túc, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Chính vì những ý nghĩa phong thủy này mà cây ngâu được rất nhiều người ưa thích lựa chọn để trồng ở sân vườn.
Tác dụng của cây ngâu
Không chỉ mang ý nghĩa phong thủy, cây ngâu còn mang rất nhiều tác dụng khác nhau:
Mang lại giá trị kinh tế cao
Chính nhờ ý nghĩa phong thủy sâu sắc và nét đẹp của loài hoa ẩn mình sâu trong những tán lá để tỏa ra những hương thơm ngào ngạt, nên cây ngâu được rất nhiều người yêu thích. Và cây ngâu còn được trồng như một loại cây công trình, cây cảnh trong nhà. Vì thế nên đem lại giá trị kinh tế cao dành cho người nông dân.
Giúp trang trí khuôn viên trong nhà
Xem thêm : Cây bơ: kỹ thuật trồng, chăm sóc và cách ghép đơn giản
Được xem là cây cảnh phổ biến ở Việt Nam, từ lâu cây ngâu đã có tác dụng trang trí, tô điểm thêm cho khuôn viên ngôi nhà của bạn. Chính vì thế, nếu bạn đang muốn chọn một loại cây cảnh trong vườn, vừa có hoa, vừa có hương thơm lan tỏa thì nhất định không nên bỏ qua cây ngâu này.
Có tác dụng chữa bệnh
Trong Đông Y, cây ngâu có tác dụng chữa bệnh như điều trị huyết áp, hen suyễn, mắt sáng,… Đặc biệt, hoa cây ngâu có hương thơm nồng nàn có tác dụng giúp bạn thư giãn, tác dụng chữa chứng đầy bụng. Dưới đây là một số bài thuốc mà các bạn có thể tham khảo:
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:
Sử dụng khoảng 10g hoa ngâu, 30g hoa cúc và cho vào hãm cùng với nước sôi khoảng 10p. Sau đó uống trong ngày, ngày uống 3 lần vào sáng – trưa – tối. Uống liên tục trong khoảng 15 ngày đến khi bệnh giảm.
- Chữa chứng bế kinh:
Để chữa bệnh bế kinh, sử dụng 10g hoa ngâu và 5g rượu. Cho các nguyên liệu vào bình rượu và cho vào nồi nấu cách thủy cho đến khi hoa chín nhừ thì đổ ra cốc. Uống vào lúc trước khi đi ngủ, sử dụng trong khoảng 5 ngày để thấy công dụng.
- Chữa đau nhức xương khớp:
Sử dụng 20g lá ngâu, 10g cốt toái cổ, 20g dây đau xương, 10g ké đầu ngựa. Cho tất cả nguyên liệu vào nước ấm để đun, cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 200ml. Uống 3 lần/ngày.
- Giúp làm giảm căng thẳng:
Hoa ngâu có hương thơm nồng nàn giúp bạn giải tỏa căng thẳng hiệu quả, ngoài ra bạn còn có thể sử dụng hoa cây ngâu tròn để làm trà uống hằng ngày đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cách trồng cây ngâu ra hoa
Chính nhờ những công dụng ở trên mà cây ngâu ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên giá cây ngâu cũng rất cao, vì thế bạn có thể học kỹ thuật nhân giống và cách trồng dưới đây để tự trồng cho gia đình mình một cây ngâu bonsai như ý muốn.
Cách nhân giống cây ngâu
Cây ngâu có thể nhân giống bằng hai phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành (giâm cành). Tuy nhiên vì thuộc loại đơn tính khác gốc, bạn phải thụ tinh mới có thể tạo quả nên rất mất thời gian, nên người ta thường dùng phương pháp nhân giống chiết cành.
Để nhân giống cây hoa ngâu bằng phương pháp chiết cành thì bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Đầu tiên chọn cây mẹ trưởng thành, không bị sâu bệnh hại, dáng có tán lá đẹp. Cành giống cũng không nên chọn loại quá già hay quá non. Nên chọn những cành khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh để đảm bảo yêu cầu.
- Bước 2: Sau khi cắt cành chiết, tiến hành loại bỏ lớp vỏ phía ngoài khoảng 2 – 3cm (tùy vào độ to của cành chiết), sau đó cạo sạch rồi quấn bùn rơm và dùng giấy bóng bọc lại.
- Bước 3: Tưới nước cho cây, sau khoảng 1 tháng là cây ra rễ thì có thể cắt cành giống rồi bỏ lớp ni lông bọc ngoài để trồng xuống đất cho cây phát triển thành cây giống thì có thể đem trồng trong chậu.
Kỹ thuật trồng cây ngâu ra hoa
Cành chiết sau khi nhân giống xong thì nên đem ra luống để phát triển thành cây giống, sau đó có thể đem trồng trong chậu. Và để tạo được cây ngâu bonsai, ra hoa như ý muốn thì bạn nên lưu ý các điều sau đây:
Đất trồng
Để cây sinh trưởng tốt thì bạn nên chọn loại đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, đất trồng đảm bảo sẽ giúp cho cây được phát triển tốt hơn.
Tưới nước
Đối với cây non khi mới trồng thì bạn chỉ cần giữ cho đất ẩm để kích thích cây ra rễ. Sau khoảng 3 – 6 tháng khi cây đã phát triển, thì bạn nên tưới nước cho cây từ 1 – 2 lần/tuần tùy vào thời tiết.
Ánh sáng
Cây ngâu là loại cây cảnh ưa sáng và có thể sống trong điều kiện nắng bán phần. Vì thế mà bạn có thể trồng cây ngâu ở công trình, sân vườn hay những nơi có ít ánh sáng chiếu vào. Và vì kích thước cây cũng khá lớn nên thường dùng để trồng bên ngoài, một số loại cây ngâu tàu hay ngâu bonsai sẽ dùng để đặt trong nhà.
Tuy nhiên, với những loại này thì bạn nên thường xuyên cho cây ra ngoài tắm nắng vào buổi sáng để cây ra hoa và phát triển tốt.
Tỉa cành
Để kích thích cây ra hoa nhiều hơn thì bạn có thể tỉa cành gồng để giữ cho dáng cây ngâu bonsai được tròn đẹp. Ngoài ra tỉa cành còn giúp cho cây nhanh ra
Dinh dưỡng
Trước khi trồng thì bạn đã bón một lớp phân lót để kích thích cây sinh trưởng tốt hơn. Sau khoảng 3 – 6 tháng, thì bạn có thể sử dụng phân NPK để bón cho cây. Và để cho lá cây xanh, cây nhanh ra hoa thì bạn có thể tăng lượng phân bón của cây.
Vì hoa của cây thường nở vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 9. Nên để cây ra nhiều hoa vào đúng dịp thì bạn nên bón phân vào dịp trước khoảng thời gian nở hoa khoảng 1 – 2 tháng để kích thích cây ra hoa nhiều hơn.
Phòng ngừa sâu bệnh
Mặc dù là loại cây rất rễ chăm sóc nhưng cây ngâu vẫn có thể bị các loại sâu bệnh tấn công: rệp, bọ rầy, sâu đục thân,… Vì thế mà trong quá trình chăm sóc bạn nên lưu ý để có thể phun thuốc phòng ngừa kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của cây. Ngoài ra, bạn nên lưu ý khi cây ra hoa mà phát hiện sâu bệnh thì bạn nên hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, vì ảnh hưởng đến hoa và mùi hương của cây.
Quả thực, cây ngâu không chỉ giúp tô điểm không gian vườn nhà mà còn đem đến hương thơm ngào ngạt, đem đến ý nghĩa phong thủy sâu sắc cho gia đình bạn. Hy vọng với những thông tin mà mình chia sẻ ở trên thì các bạn có thể chọn cho gia đình mình một cây ngâu trong vườn phù hợp nhất nhé.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Cây xanh