Cây sài đất là một trong những loài cây thuốc nam được rất nhiều người biết đến. Loài cây này có tác dụng chữa bệnh rất tốt: trị viêm da, mụn nhọt, mẩn ngứa,…Có rất nhiều cách dùng sài đất khác nhau, người ta thường sử dụng cây sài đất tắm cho bé hoặc sắc lấy nước để uống. Hãy theo dõi bài viết hiểu hơn về cách nhận biết, tác dụng, đặc điểm và cách dùng sài đất nhé!
Đặc điểm và cách nhận biết cây sài đất
Nội dung
Đặc điểm của cây sài đất là gì?
Tên khoa học cây sài đất là gì? Sài đất có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr thuộc học cúc Asteraceae. Tuỳ vào vùng miền mà tên gọi của loài cây này cũng có sự khác nhau, sài đất còn được gọi là cây húng trám, cúc nháp hay ngổ núi.
Nhiều người thường đặt ra câu hỏi rằng cây sài đất mọc ở đâu? Bạn có thể bắt gặp hình ảnh cây sài đất ở bất kỳ nơi đầu từ vườn tược, ven đường đến ven đồng ruộng. Đặc biệt, chúng thường mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc ở nước ta do điều kiện thời tiết ở đây thích hợp cho cây phát triển.
Loài cây này thường mọc bò sát mặt đất, thuộc thân thảo có màu xanh đậm khi quan sát người nhìn sẽ thấy được lớp lông màu trắng trên thân cây. Lá cây sài đất có hình bầu dục thuôn dài về phía đầu lá và có màu xanh, mọc đối xứng nhau dính vào phần thân và không có cuống lá.
Lá sài đất có tác dụng gì? Lá của loài cây này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh viêm da, mụn nhọt, nóng trong,…Hoa sài đất có màu vàng tươi mọc ở đầu cành thành từng cụm vô cùng nổi bật. Đây cũng câu trả lời cho câu hỏi cây sài đất như thế nào?
Người ta thường sử dụng sài đất dược liệu trong Đông y có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Cây sài đất có vị ngọt hơi chua và có tính hàn, trong thành phần của loại cây này có chứa các chất như: pectin, saponin, lignin,…rất tốt cho sức khoẻ con người. Người dùng có thể sử dụng toàn thân sài đất ở cả dạng khô và dạng tươi và nên hái khi cây bắt đầu ra hoa.
Cây sài đất có mấy loại? Có hai loại chính là: sài đất hoa vàng và sài đất hoa trắng.
- Cây sài đất hoa vàng: Có hoa màu vàng tươi nổi bật ngoài tác dụng chữa bệnh còn được sử dụng làm cảnh. Bạn có thể trồng loại cây này ngay trong khuôn viên vườn của gia đình để sử dụng làm thuốc chữa bệnh hoặc góp phần tạo cảnh quan thêm đẹp.
- Cây sài đất hoa trắng: Có hoa màu trắng được sử dụng để chữa các bệnh như viêm da, rôm sảy hoặc dùng để thải độc trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng loài cây này bằng nhiều cách khác nhau, một trong những cách phổ biến nhất là sắc lấy nước uống.
Cách nhận biết cây sài đất với những loại cây khác
Tuy nhiên, rất dễ nhầm lẫn sài đất với các loài cây khác cùng họ cúc Asteraceae. Xét về đặc điểm hình dáng, sài đất có đặc điểm về hình dáng khá giống với sài đất giả và cây lỗ địa cúc. Nếu hái nhầm hai loại cây này sẽ không đem lại hiệu quả chữa bệnh mà còn có khả năng gây ngộ độc. Để bảo đảm an toàn sức khoẻ, bạn cần biết cách nhận biết cây sài đất dựa trên những đặc điểm của nó.
- Cây lỗ địa cúc (sài gục)
Cây lỗ địa cúc có đặc điểm như thế nào? Cây lỗ địa cúc hay còn có tên gọi khác là cây sài gục, thường mọc ở chân núi, đồi, bãi cát hoặc đường đi. Loài cây này có thân dạng bò, nhiều tuyến lông trên thân hơn là cây sài đất. Lá cây giống hình mũi mác, ngắn khoảng 1 đến 2cm, viền lá có răng cưa. Hoa có hình lưỡi, màu vàng là hoá cái còn màu xanh là hoa đực.
- Cây sài đất giả
Cây sài đất giả cũng có những đặc điểm về hình dáng khá giống với sài đất. Loài cây này thuộc thân cây thảo, trên thân có phủ một lớp lông mỏng. Cành vuông vắn, lá có hình bầu dục ngắn hơn sài đất và phần răng cưa của nó nhiều hơn. Bạn cần biết cách phân biệt hai loại cây này, nếu nhầm lần loại cây này với sài đất có thể sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc.
Cây sài đất có tác dụng gì?
Chữa viêm cơ
Một trong những tác dụng của cây sài đất được nhiều người biết đến nhất là chữa viêm cơ. Người dùng cần chuẩn bị hỗn hợp gồm sài đất khô, bồ công anh, kim ngân hoa, cam thảo. Đầu tiên, rửa sạch sài đất khô sau đó cho vào nồi sắc lấy nước cùng những hỗn hợp đã chuẩn bị. Cần duy trì chế độ uống 3 lần/ ngày, sau khi đun sôi trong khoảng 10 phút thì lấy phần nước uống còn phần bã đắp lên chỗ bị viêm cơ.
Điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ
Tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy. Để điều trị dứt điểm bệnh này, bạn có thể lấy cây sài đất tắm cho bé theo cách sau đây: Ngắt sài đất đem rửa sạch sau đó cho vào nồi nước nấu trong khoảng 10 đến 15 phút.
Cho nước đã nấu ra chậu pha cùng một ít nước lạnh để nước vừa ấm rồi tắm lên vùng rôm sảy của bé đồng thời lấy phần bã cây sài đất chà nhẹ lên vùng bị rôm. Đây là một trong những cách điều trị hiệu quả nhất đã được rất nhiều người sử dụng.
Thanh nhiệt cơ thể
Do có tính hàn nên khi uống nước cây sài đất hoặc ăn lá sài đất sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể. Bạn có thể đun lấy nước uống hoặc ăn sống lá sài đất từ 50 gram đến 200 gram mỗi ngày.
Trị viêm nhiễm ngoài da
Tác dụng cây sài đất giúp điều trị viêm nhiễm ngoài da. Người dùng sử dụng khoảng 40gram sài đất rửa sạch sau đó giã nhuyễn đắp lên phần viêm nhiễm ngoài da. Chỉ sử dụng khi viêm nhiễm ngoài da ở giai đoạn đầu, không nên đắp khi da đã có hiện tượng mưng mủ.
Trị sốt cao, sốt huyết
Công dụng của cây sài đất phổ biến nhất là điều trị sốt cao và sốt huyết.
- Đối với người bị sốt cao: Giã nhuyễn sài đất rồi lọc bỏ phần bã cây chỉ lấy phần nước để pha với nước lọc uống. Sử dụng 2 lần/ ngày, ngoài ra bạn có thể sử dụng phần bã để đắp lên trán để tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Đối với người bị sốt huyết: Chuẩn bị cây sài đất, nhọ nồi, lá sao vàng, rễ cỏ lá tranh, kim ngân hoa, hoa hoè và bồ công anh. Sau khi chuẩn bị xong thì đem đi sắc cùng với 3 lát gừng tươi rồi cho phần nước ra cốc uống ngày 2 lần.
Điều trị mụn nhọt
Sài đất có tác dụng gì? Ngoài những tác dụng như trị viêm cơ, sốt cao, sốt huyết, viêm nhiễm ngoài da,…Cây sài đất còn có tác dụng trị mụn nhọt. Người dùng chuẩn bị sài đất, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, thổ phục linh, bồ công anh theo tỉ lệ như nhau. Đem tất cả cho vào nồi nước sắc uống mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sài đất giã nhuyễn để đắp lên vùng mụn hoặc nấu nước tắm.
Trị cao huyết áp
Công dụng cây sài đất còn có thể trị cao huyết áp. Sau khi hái cây sài đất tươi về phơi khô, người dùng đun với nước sôi uống mỗi ngày như nước chè. Tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà lượng dùng cũng khác nhau, theo dõi trong vòng 3 ngày nếu thấy hiệu quả thì mới tiếp tục dùng tiếp.
Chữa viêm phổi, amidan
Cây sài đất chữa bệnh gì? Sử dụng 20 gram sài đất khô cho vào nồi cùng 3 bát nước đun sôi đến khi cạn còn 1 bát thì cho ra cốc và uống. Đây là cách làm vô cùng đơn giản và đem lại hiệu quả cao.
Chữa bệnh khạc ra máu
Tuỳ vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh của từng người mà liều lượng dùng cũng có sự khác nhau. Người dùng tiến hành chuẩn bị khoảng 20 gram cây sài đất đã được phơi khô đem đi sắc lấy nước, loại bỏ phần bã và uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng để thấy được hiệu quả.
Trị bệnh nhiễm trùng bàng quang
Chuẩn bị sài đất, mã đề, bồ công anh theo tỉ lệ gần bằng nhau bỏ vào nồi đun lấy nước như bình thường. Bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt sau một khoảng thời gian sử dụng
Chữa viêm da cơ địa
Cây sài đất chữa viêm da cơ địa cực tốt, người dùng sử dụng 15 gram kim ngân hoa, 15 gram cam thảo, 13 gram ké đầu ngựa, 25g sài đất cho vào một cái nồi đun sôi với 550ml nước tới khi chỉ còn 150ml cho nước ra và uống hàng ngày thay nước uống. Cần phải sử dụng kiện trì trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Cách dùng cây sài đất
Có rất nhiều cách dùng cây sài đất khác nhau. Có nhiều người đặt ra câu hỏi cây sài đất có uống được không? Sài đất hoàn toàn có thể uống được và nó còn có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh. Bạn có thể kết hợp sài đất với những loại thảo dược khác theo tỉ lệ thích hợp để sắc lấy nước uống. Hoặc có thể giã nhuyễn sài đất đem đắp lên những phần bị viêm nhiễm hoặc mụn nhọt tuỳ theo từng bệnh khác nhau.
Ngoài ra, người ta thường đun sài đất lấy nước để tắm cho trẻ sơ sinh. Tác dụng của cây sài đất với trẻ sơ sinh vô cùng tốt. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về mụn nhọt, mẩm ngứa thì cũng có thể sử dụng phương pháp đun sôi lấy nước tắm. Tuỳ vào từng loại bệnh, bài thuốc mà người dùng có thể áp dụng cách dùng cây sài đất khác nhau.
Cây sài đất là một trong những dược liệu quý trị được rất nhiều căn bệnh. Bạn cần biết cách phân biệt loài cây này với những cây thuộc họ cúc có đặc điểm về hình dáng gần giống để tránh tình trạng nhầm lẫn gây ra ngộ độc. Có rất nhiều bài thuốc dân gian hay với cây sài đất, cách làm cũng vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng được. Hãy tham khảo thêm về đặc điểm, cách nhận biết, tác dụng cũng như cách dùng để có thể áp dụng một cách tốt nhất vào chữa bệnh.