Cây xà cừ: đặc điểm, tác dụng, kỹ thuật trồng và giá bán hiện nay
Cây xà cừ là loại cây cảnh, cây công trình được trồng phổ biến ở nước ta. Ngoài tác dụng làm đẹp cảnh quan thiên nhiên, tạo bóng mát hay cung cấp gỗ. Các bộ phận như: lá, hạt, hoa xà cừ còn mang tới công dụng chữa bệnh cho con người. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về đặc điểm, tác dụng, kỹ thuật trồng và giá bán hiện nay của xà cừ nhé.
- Cây sống đời: Ý nghĩa, tác dụng và cách trồng, chăm sóc đơn giản
- Cây kim ngân hợp mệnh gì? Cách chăm sóc, ý nghĩa phong thủy và chỗ mua
- Cây sung nên trồng ở đâu? Cách tạo dáng cây sung bonsai và cách trồng, chăm sóc
- List 30 các loại sâm đất Việt Nam hiện nay và tác dụng của cây sâm đất
- List 10 cây bóng mát ít rụng lá được ưa chuộng và trồng nhiều nhất ở Việt Nam
Đặc điểm cây xà cừ là gì?
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Cây xà cừ: đặc điểm, tác dụng, kỹ thuật trồng và giá bán hiện nay
Cây xà cừ còn có tên gọi khác là gì? Xà cừ hay còn có tên gọi khác là cây quả gỗ, sọ khỉ. Tên khoa học của loài cây này là Khaya senegalensis, thuộc họ Xoan. Nguồn gốc xuất xứ của xà cừ bắt nguồn từ Châu Phi. Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp hình cảnh cây xà cừ ở ven đường phố, trường học, công viên, đình làng…hay ở trên những cánh rừng xanh bát ngát.
Xà cừ có tên gọi tiếng anh là nacre tree, là một trong những cây công trình được rất nhiều người yêu thích. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi cây xà cừ tiếng anh là gì? Thân loài cây này mọc thẳng đứng, đường kính thân khá to khoảng 1 đến 2m, chiều cao trung bình từ 20 đến 50m. Lớp vỏ cây có màu xám đen và khá sần sùi.
Loài cây này có nhiều cành, nhánh, tán lá rộng như một “chiếc ô khổng lồ” toả bóng mát. Lá cây xà cừ thuộc dạng lá kẹp, hình dáng giống như những chiếc lông chim. Lá thường mọc so le nhau, mặt trên của lá nhẵn. Hoa xà cừ được chia thành 4 cánh, mọc thành từng chùm, có màu trắng tinh khôi.
Quả xà cừ có dạng quả nang, màu nâu xám và khá cứng. Quả của loài cây này thường chín vào độ tháng 9, tháng 10. Khi chín vỏ quả nứt bung thành các mảnh nhỏ. Hạt xà cừ có màu nâu thường được sử dụng để làm hạt giống, đem lại giá trị kinh tế cao. Cây xà cừ rễ chùm hay rễ cọc? Rễ xà cừ là dạng rễ cọc, đâm sâu vào lòng đất và rất chắc khoẻ, giúp cây hút chất dinh dưỡng từ đất và đứng vững giữa bão, lũ lụt.
Tác dụng của cây xà cừ
Giúp trị bệnh cho con người
Xem thêm : Ý nghĩa cây hồng môn trong phong thủy? Cách trồng và chăm sóc hồng môn đúng nhất
Cây xà cừ dùng để làm gì? Ngoài các tác dụng phổ biến như cung cấp gỗ, tạo bóng mát, làm đẹp cảnh quan,…Loài cây này còn mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
- Trị bệnh viêm, đau, sưng: Bạn có thể sử dụng lá non của cây xà cừ để điều trị các bệnh viêm, đau và sưng. Người dùng hái một nắm lá sau đó đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn. Tiếp đến, giã nhuyễn lá và ngâm với rượu. Cuối cùng, đắp phần lá được ngâm lên vùng bị viêm, đau và sưng. Cần kiên trì trong vòng 1 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt.
- Trị bệnh ho: Người dùng lấy phần vỏ có màu vàng của cây xà cừ sau đó đem đi rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đến, ngâm vỏ với quất cùng mật ong trong vòng 3 đến 4 ngày rồi uống. Đây là một trong những cách trị bệnh ho vô cùng đơn giản, đem lại hiệu quả cao.
- Chữa bệnh ghẻ: Ghẻ là một trong những bệnh ngoài da vô cùng nguy hiểm nếu chúng ta không điều trị kịp thời. Ngoài tác dụng trị ho, vỏ xà cừ còn có tác dụng trị ghẻ. Người dùng lấy phần vỏ của cây xà cừ sau đó cho vào nồi, đun với nước cho tới khi sôi. Tiếp đến, chờ cho nước nguội bớt thì sử dụng để tắm. Cần căn cứ vào độ tuổi cũng như tình hình bệnh mà người dùng sử dụng lượng vỏ hợp lý.
- Chữa bệnh sốt và đau dạ dày: Người dùng chuẩn bị hoa xà cừ sau đó đem đi sắc với nước. Chia làm 2 lần uống/ ngày, sau mỗi bữa ăn. Cần kiên trì sử dụng để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Gỗ xà cừ làm đồ nội thất, gia dụng
Một trong những tác dụng phổ biến của xà cừ phải kể đến đó là cung cấp gỗ để sản xuất đồ nội thất, đồ gia dụng. Gỗ xà cừ đỏ, đẹp, chịu lực rất tốt, dễ uốn nắn và tạo ra các hình dáng đồ nội thất, gia dụng đặc sắc khác nhau.. Ngoài ra, gỗ của loài cây này có những ưu điểm như dẻo dai, các thớ gỗ đẹp và liên kết chặt chẽ, bền bỉ. Chính vì vậy mà gỗ cây xà cừ rất được ưu chuộng và có giá thành khá cao trên thị trường hiện nay.
Sử dụng làm dầu ăn
Hạt và quả cây xà cừ thường được sử dụng để ép thành dầu ăn. Trong thành phần dầu ăn của hạt và quả xà cừ có chứa những thành phần hoạt chất tốt cho sức khoẻ con người.
Tạo cảnh quan thiên nhiên, bóng mát
Cây xà cừ thường được trồng tại các trường học, ven đường, công viên,…để làm đẹp cảnh quan thiên nhiên, tạo ra những bóng mát. Đồng thời, chúng cũng giúp điều hoà không khí, làm hạn chế ô nhiễm môi trường, giúp cho môi trường sạch đẹp hơn.
Kỹ thuật trồng cây xà cừ
Lựa chọn hạt giống
Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Người trồng nên lựa chọn hạt giống từ những cây xà cừ từ 18 năm tuổi trở lên. Hạt giống phải đảm bảo những tiêu chí như khoẻ mạnh, không có sâu bệnh và nên lựa chọn từ những quả đã chín.
Thời điểm trồng
Người trồng có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào trong năm để trồng xà cừ. Tuy nhiên, nên trồng loài cây này khi vào mùa mưa để cây sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
Mật độ và khoảng cách cây
Nếu bạn trồng cây xà cừ với quy mô diện tích lớn trên các khu rừng, vùng đồi núi hay trong các khu vườn rộng thì nên lựa chọn mật độ và khoảng cách thích hợp để cây phát triển. Mật độ và khoảng cách thích hợp nhất là: 626 cây/ ha, khoảng cách giữa các cây từ 4 đến 5m và khoảng cách giữa các hàng từ 3 đến 3.5m.
Lựa chọn đất và đào hố
Xem thêm : Cây lan chi (cây dây nhện): Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc đơn giản
Cây xà cừ không kén đất, tuy nhiên người trồng nên lựa chọn loại đất tơi xốp và thoát nước tốt. Đồng thời nên lựa chọn nơi trồng gần các nguồn nước tưới để thuận tiện cho việc chăm sóc cây. Khoảng cách độ sâu và chiều rộng của hố đất thích hợp nhất để trồng xà cừ là: 50x50x50 cm. Lưu ý, người trồng nên đào hố đất trước 10 ngày và bón một ít phân NPK vào hố.
Cách trồng cây xà cừ
Đầu tiên, người trồng ngâm hạt xà cừ trong khoảng 1 tiếng với nước ấm rồi cho hạt vào một miếng vải mỏng để ủ hoặc có thể cho vào tấm khăn ướt để ở nơi mát mẻ. Tiếp đến, tưới nước cho hạt cây xà cừ mỗi ngày để cung cấp cũng như giữ độ ẩm cho hạt.
Người trồng trộn hỗn hợp đất bao gồm phân hữu cơ, phân chuồng, đất và phân lân. Tiếp đến, cho hỗn hợp đất vào trong túi bầu. Sau khoảng thời gian 5 đến 6 ngày khi hạt cây xà cừ đã nứt ra thì tiến hành gieo hạt vào những túi bầu. Đục những lỗ thoát nước nhỏ ở bên dưới túi bầu để tránh tình trạng hạt bị ngập úng.
Khi cây xà cừ bắt đầu ra lá và có chiều cao khoảng 40 đến 50cm thì người trồng có thể chuyển các cây ra nơi trồng mới. Đầu tiên, đào các hố cây có kích thước thích hợp với bầu cây, tháo phần túi bên ngoài bầu ra và đặt bầu cây xuống hố. Trong quy trình này người trồng cần cắt bớt phần rễ thừa và mọc ở bên dưới vỏ bầu để tái tạo ra những rễ mới nhanh hơn. Cuối cùng lấp đất cuống và nén chặt tay cho cây đứng thẳng.
Người trồng có thể tưới một lượng nước nhỏ lên vùng đất vừa trồng nếu đất quá khô. Lưu ý không nên tưới đẫm, cây xà cừ rất dễ thối rễ và ngập úng. Cần quan sát cây kỹ càng trong quá trình chăm sóc để kịp thời phát hiện sâu bệnh.
Giá cây xà cừ hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán cây xà cừ uy tín và chất lượng. Bạn có thể tìm mua loại cây này tại các cửa hàng chuyên bán cây cảnh, cây giống trên cung đường Hoàng Hoa Thám, Võ Chí Công, Hoàng Quốc Việt,…tại Hà Nội.
Giá cây xà cừ hiện nay dao động từ: 3.000.000đ đến 6.000.000 đ/m3 tuỳ vào kích thước của cây.
Cây xà cừ là một loại cây vô cùng quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh của loài cây này ở bất kỳ đâu, chúng luôn vươn mình toả bóng mát và đem lại bầu không khí dễ xanh – sạch – đẹp cho tất cả mọi người. Ngoài ra, các bộ phân của xà cừ còn đem đến những tác dụng vô cùng tuyệt vời khác. Nếu bạn yêu thích loài cây này, hãy tìm hiểu thêm về đặc điểm, tác dụng, kỹ thuật trồng và giá bán cây xà cừ hiện nay.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Cây xanh