Hoa cúc họa mi có ý nghĩa gì? Đặc điểm, cách trồng cúc họa mi
Cúc họa mi được ví như loài hoa hoang dại, tượng trưng cho cái đẹp, tượng trưng cho tình yêu. Vào những ngày cuối thu – đầu đông, rất nhiều những cánh đồng cúc họa mi đua nhau nở rộ khoe sắc dưới ánh nắng nhẹ nhàng mà rực rỡ. Hãy cùng Khbvptr.vn tìm hiểu cụ thể hơn về hoa cúc họa mi để thêm yêu loài hoa này nhé!
Giới thiệu hoa cúc họa mi
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Hoa cúc họa mi có ý nghĩa gì? Đặc điểm, cách trồng cúc họa mi
Loài hoa nhỏ Cúc họa mi có tên khoa học là Matricaria chamomilla và thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngoài ra, cây còn được gọi bằng cái tên khác là Cúc la mã nhưng ít phổ biến hơn.
Cúc họa mi tiếng anh là Daisy – bắt nguồn từ “Saxon, day’s eye” có nghĩa dịch ra là “con mắt ban ngày”. Bởi vào mỗi sáng ban mai, hoa sẽ nở rộ cho đến khi buổi chiều tà cánh hoa sẽ khép dần lại.
Vốn từ một loài hoa dại mọc hoang mọc trên những cánh đồng hay ven những con đường, nay đã trở thành loài hoa được rất nhiều người yêu thích. Có thể tìm thấy cúc họa mi ở khắp châu Âu, các vùng ôn đới châu Á. Sau này các vùng ôn đới Bắc Mỹ và Úc cũng được du nhập rộng rãi.
Ý nghĩa cúc họa mi
Cúc họa mi có ý nghĩa gì? Loài hoa hoang dại này thường được trồng thành những cánh đồng hoa cúc họa mi rộng lớn,những khu vườn cúc họa mi nổi bật, khuôn viên công viên,… Mỗi mùa hoa, người ta lại hái về cắm hoa cúc họa mi thành các bình trang trí. Những bình hoa cúc họa mi có thể được đặt trang trí ở nhiều vị trí, nhiều không gian nội thất khác nhau như phòng khách, phòng ngủ, bàn ăn, khung cửa sổ,…
Ngày nay, cúc họa mi còn được trồng nhiều trong chậu sứ. Những chậu cúc họa mi được đặt làm cảnh ở trước hiên nhà hay trong phòng khách.
Cúc họa mi đẹp còn tạo không gian mát mẻ, môi trường trường trong lành, dễ chịu giúp cho con người cảm thấy thư thái.
Ngoài ra, ở Việt Nam, ý nghĩa hoa cúc họa mi trong phong thủy cũng rất tốt. Màu trắng tinh khôi của hoa cúc họa mi ý nghĩa tượng trưng cho sự thịnh vượng và cao quý. Tình cảm hiếu thảo, tình yêu thương trong sáng cũng là một trong những ý nghĩa của hoa cúc họa mi. Màu trắng ấy giống như một tình yêu giản dị, chân thành và không màu mè.
Thế nên, hoa được nhiều người sử dụng làm quà tặng nhau vào những dịp đặc biệt. Những bó cúc họa mi trắng tinh khiết xen lẫn màu xanh của lá đem tặng cho người thân, bạn bè hay người yêu thì thật sự tuyệt vời và ý nghĩa.
Đặc điểm cây hoa cúc họa mi
Cây cúc họa mi thường nở vào thời gian chớm đông nên được ví là hoa báo đông. Vòng đời của hoa cũng rất ngắn, chỉ nở trong vòng 2 – 3 tuần.
Thân cúc họa mi có nhỏ, mỏng manh nhìn có vẻ yếu đuối nhưng thật ra lại ngập tràn sức sống và sự dẻo dai. Thân tuy nhỏ nhưng lại vườn cao và có rất nhiều nhánh nhỏ mọc ra, dù thế cũng không hề rối mắt mà vẫn giữ được nét thanh thoát.
Cũng giống với những loại hoa cúc khác, lá họa mi có hình dáng tương tự. Lá cúc họa mi có phiến xẻ thùy và dáng đầu lá hơi nhọn. Mang màu xanh nổi bật nhưng mặt dưới có sự nhạt màu hơn, bề mặt lá nhám. Chúng mọc cách đoạn nhau, và từ nách lá mọc ra những chồi cành, chồi hoa. Thế nhưng, về kích thước so với các loại cúc khác, lá hoa cúc họa mi thường nhỏ hơn.
Hoa cúc họa mi mang màu trắng tinh khôi, đẹp đẽ. Những cánh hoa nhỏ nhìn giống cánh con chuồn chuồn kim, mọc quanh nhị xanh. Hoa cúc họa mi mang vẻ đẹp tinh khiết, mỏng manh và nhẹ nhàng.
Mùa cúc họa mi tháng mấy?
Nếu bạn thắc mắc cúc họa mi nở vào tháng mấy, thì câu trả lời là khoảng tháng 10 và tháng 11 hàng năm. Tuy hoa chỉ có vòng đời ngắn 3 tuần nhưng vẫn vô cùng xinh đẹp và luôn được mọi người yêu thích, săn đón. Hoa thường nở rộ nhất vào cuối tháng 11.
Chính vì bắt đầu nở vào những ngày cuối thu – đầu đông nên hoa cúc họa mi còn là loại hoa báo đông. Ngoài ra còn là một biểu tượng của mùa thu Hà Nội. Hoa cúc họa mi được trồng nhiều ở khu như bãi đá sông Hồng – phường Nhật Tân, làng hoa Tây Tựu, và bán ở chợ hoa Quảng An – quận Tây Hồ. Trên khắp các con phố Phan Đình Phùng, Giảng Võ, Yên Phụ,… thường bắt gặp những chiếc xe đạp chở gánh cúc họa mi trắng muốt cùng nhiều loại hoa rực rỡ sắc màu khác.
Mỗi mùa hoa đến, mọi người lại đua nhau tìm kiếm những cánh đồng, những khu vườn để chụp ảnh với cúc họa mi. Những cánh hoa mỏng manh, màu trắng tinh khôi đã tạo nên những bức ảnh nghệ thuật đặc sắc và vô cùng xinh đẹp.
Công dụng nổi tiếng của hoa cúc họa mi
Trà thanh nhiệt, dưỡng da
Cúc họa mi có thể được chế biến thành trà uống. Loại trà này có công dụng thanh nhiệt cơ thể và dưỡng da một cách hiệu quả. Mà cách pha chế cũng rất đơn giản chứ không quá phức tạp. Chỉ cần kết hợp hoa cúc họa mi khô cùng với rễ cam thảo, thêm chút đường phèn cho vào nồi nước. Đun nhỏ lửa khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Sau đó lọc bỏ xác bã giữ nước để lạnh và uống dần.
Trà cúc họa mi sử dụng uống hàng ngày không những giúp thanh nhiệt cơ thể mà còn tác tác dụng dưỡng da không ngờ tới. Sau một thời gian sử dụng, chắc chắn da bạn sẽ trở nên mịn màng hơn, đặc biệt với những ai làm việc nhiều hay thức khuya nhiều cũng sẽ giảm được các vết quầng thâm ở mắt.
Hơn nữa, trà hoa cúc ngoài để uống còn có thể dùng để rửa mặt giúp giảm nhờn, làm sạch, xoa dịu da và kháng khuẩn. Với tác dụng này, không nhất thiết phải dùng hàng ngày mà chỉ cần mỗi tuần rửa mặt khoảng 2 – 3 lần.
Một điều đặc biệt lưu ý là, nếu những ai đang trong tình trạng bị suy nhược cơ thể, biếng ăn, tiêu chảy thì không được sử dụng uống bất kỳ loại trà hoa cúc nào.
Giảm dị ứng
Hoa cúc họa mi mỗi khi kết hợp với những loại thảo dược khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau. Chỉ cần 100 gram hoa cúc, thêm chút lá hương thảo tươi hay khô đều được thả vào nước lạnh, đun sôi lên và để nguội. Sau đó, dùng hỗn hợp nước này rửa các vùng mặt, trán và cổ một cách nhẹ nhàng. Cách làm này có hiệu quả sạch da vô cùng tốt nhất là khi da bị dị ứng nổi mẩn đỏ và ngứa.
Lưu thông máu
Những bông hoa cúc họa mi tươi được thả vào nước nóng khoảng 20 phút trước khi tắm. Ngâm mình trong bồn cúc họa mi nóng sẽ giúp bạn được thư giãn hoàn toàn. Nếu tắm khoảng 2 lần/tuần sẽ giúp cơ thể giải nhiệt và toàn thân được lưu thông máu tốt hơn.
Dưỡng ẩm cho da khô
Có rất nhiều tinh dầu trong hoa cúc họa mi, nên đối với một làn da khô thiếu dưỡng chất, đây là loại “mỹ phẩm” thần kỳ. Chúng ta dùng một lượng hoa cúc vừa đủ đã giã nát, trộn thêm lòng trắng trứng gà, khuấy đều tạo thành dung dịch sền sệt. Lấy hỗn hợp đó thoa lên mặt, để trong khoảng 10 phút rồi đi rửa mặt lại bằng nước sạch. Chỉ với cách làm đơn giản này, làn da khô của bạn đã được cứu sống rồi đấy.
Thực phẩm tốt cho sức khỏe
Hoa cúc họa mi không những đẹp mà còn có thể dùng làm những món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Bởi vì rất giàu dinh dưỡng, gồm các vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng vi lượng nên cúc họa mi ngoài đem lại hương vị lạ còn rất tốt cho sức khỏe. Các loại trà hay các món ăn được chế biến từ hoa cúc họa mi nếu ăn uống thường xuyên sẽ đảm bảo sức khỏe của bạn luôn tốt và tâm trạng, tinh thần luôn thoải mái, dễ chịu.
Cách trồng cúc họa mi
Vốn là loài hoa dại trước thường mọc hoang nên cây cũng không khó khăn khi trồng. Cách trồng hoa cúc họa mi khá đơn giản bằng cách gieo hạt giống. Thời điểm gieo trồng cúc họa mi lý tưởng nhất là vào khoảng tháng 9 – 10.
Trước hết, bạn cần phải chọn được loại loại hạt giống cúc họa mi tốt, khỏe mạnh. Nếu mua thì cần phải có nguồn gốc rõ ràng. Để có thể gieo, bạn cần phải ngâm hạt giống khoảng từ 10 – 15 giờ trong nước ấm. Đối với các loại hạt giống có kích thước quá nhỏ thì không nhất thiết phải ngâm.
Tiếp đó, cần phải chuẩn bị đất gieo trồng. Đất phải đảm bảo được độ ẩm và có khả năng thoát nước tốt. Chúng ta có thể sử dụng đất Akadama hạt nhỏ, pha trộn thêm khoảng 25% đất mùn cùng đất rêu với tỉ lệ 1:1.
Sau khi chuẩn bị xong thì bạn tiến hành gieo hạt. Khi gieo thì cần chú ý độ sâu gieo khoảng 0,5cm. Thời gian này, khi tưới nước thì nên sử dụng bình hoa sen có thể tránh hạt giống bị trôi mất.
Cách chăm sóc hoa cúc họa mi
Kỹ thuật chăm sóc cúc họa mi khá quan trọng, tuy không phức tạp nhưng cũng cần chú ý cẩn thận để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Loài hoa cúc họa mi rất ưa sáng, nên cần đảm bảo cây được tiếp nhận nhiều nguồn ánh sáng tự nhiên nhất. Nếu hoa được trồng vào mùa hè nắng gắt, oi bức thì không được để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Thay vào đó, hãy đem cây vào những chỗ mát, hoặc làm mái che nắng cho cây.
Cúc họa mi phát triển nhanh trong điều kiện thời tiết mát mẻ, với nền nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 20 – 25 độ C. Thời tiết quá nóng hay quá lạnh cũng đều ảnh hưởng không tốt cho cây, thậm chí sẽ khiến cây bị chết.
Loài hoa này không ưa ẩm, nhu cầu về nước không cần quá nhiều nên chỉ cần thỉnh thoảng tưới nước, có thể 1 – 2 lần/tuần. Bạn nên tưới nước ở dạng phun sương, cách này sẽ giúp cả lá và bông hoa đều được nước tưới đều.
Tầm khoảng 30 – 40 ngày đầu kể từ khi trồng, hoa sẽ nảy mầm, phát triển. Lúc này bạn nên làm sạch cỏ dại, vun xới đất xung quanh. Như thế cây sẽ không bị cỏ hoang ăn hết các chất dinh dưỡng. Sau khoảng 15 – 20 ngày tiếp, thì tiến hành bấm ngọn, mỗi lần bấm nên cách nhau ít nhất 15 ngày. Cùng với đó, bạn cũng có thể bấm nụ phụ của hoa để hoa nở sẽ to và đẹp hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên tiến hành cắt tỉa, loại bỏ đi những nhánh nhỏ hoặc bị sâu bệnh.
Mua cúc họa mi ở đâu?
Hiện nay ở Việt Nam, không quá khó khi bạn bắt gặp hình ảnh cúc họa mi ở bất kỳ nơi đâu. Thế nhưng nổi tiếng nhất vẫn là những vườn hoa cúc họa mi ở Hà Nội, cúc họa mi ở Sài Gòn, cúc hoa mi Đà Lạt, Cúc họa mi Đà Nẵng,… Những nơi này có rất nhiều cánh đồng hay vườn cúc họa mi, mỗi mùa lại nườm nượp dòng người đến ngắm và chụp ảnh.
Bạn phân vân không biết mua hoa cúc họa mi ở đâu? Mỗi mùa hoa nở, bạn sẽ luôn bắt gặp những xe bán rong chở đầy hoa đi trên từng con phố của các cô, các chú. Hay các khu chợ hoa cũng vô cùng tấp nập. Nếu ở Hà Nội, chợ hoa Quảng An ở huyện Tây Hồ là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Các loại hoa