Hoa dâm bụt là loài hoa không còn xa lạ gì với những người con Việt Nam, từ xưa loại hoa này thường được trồng ở các hàng rào với công dụng trang trí. Ngày nay, hoa dâm bụt được nhiều người biết đến và yêu thích bởi vẻ đẹp và ý nghĩa biểu tượng của nó. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về loài hoa này. Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Đặc điểm hoa dâm bụt
Nội dung
Cây hoa dâm bụt hay mộc cần, phật tang hay bông lồng đèn là loài hoa có tên khoa học là Hibiscus Rosa-sinesis, thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae), hoa dâm bụt có nguồn gốc từ Trung Quốc và được xem là quốc hoa của Malaysia. Ở Việt Nam, từ xa xưa loài hoa này đã vô cùng phổ biến được trồng ở các hàng rào với tác dụng trang trí.
Dâm bụt là loại thân gỗ mọc đứng có chiều cao trung bình từ 4 – 5m, cây phân nhành dày đặc ở sát gốc hoặc các cành. Thân non thì có màu xanh lục và chuyển nâu xám có nốt sần khi về già, có rải rác lông đa bào hình sao có tán lá rộng từ 4 – 7cm.
Lá cây là loại lá đơn mọc cánh, phiến lá hình trứng hoặc hình bầu dục có đầu nhọn, gốc tròn và bìa lá có răng cưa. Lá thường mềm và có màu xanh bóng, mặt trên thì đậm hơn mặt dưới, gân lá hình chân vịt nổi rõ ở mặt dưới từ 5 – 7 gân chính.
Hoa dâm bụt thường mọc ở nách lá, có kích thước từ 5 – 10cm, có từ 6 – 7 đài hình sợ mỏng, nhọn và có màu xanh lục dài. Dâm bụt có hoa đa dạng màu sắc từ trắng chuyển sang đỏ hoặc hồng, và ra hoa quanh năm. Quả cây có hình trứng, có 5 thùy khô bên trong chứa hạt giống.
Hoa dâm bụt là loài cây thích nghi tốt với điều kiện ánh nắng tự nhiên, có khả năng chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển nhanh. Phù hợp sống ở những vùng nhiệt đới, thường ra hoa trong môi trường nóng ẩm.
Sự tích hoa dâm bụt
Chuyện kể rằng, ngày xưa tại một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ có hai chị em là Nađi và Naban sống với nhau. Bố mẹ mất sớm, Naban bị liệt cả hai chân nên hai chị em rất thương nhau, dựa vào nhau để sống. Ngày ngày Nađi bày trò chơi với em, Naban rất thích nhìn chị chạy nhảy và cũng ao ước có một đôi chân khỏe mạnh như vậy.
Và một ngày kia, Nađi quyết định rời khỏi làng để đi xin các thần ban cho Naban một đôi chân, em đi mãi, đi mãi, đôi chân của em bỏng phồng rộp cả lên. Nhưng em vẫn cố gắng tiếp tục đi, đến khi em thiếp đi dưới một gốc cây bên đường.
Lúc tỉnh dậy thì em thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi cạnh và Nađi kể câu chuyện của mình cho cụ nghe. Nghe xong ông cụ đặt tay lên đầu Nađi và nói :”Ông có thể chữa lành chân cho em cháu. Nhưng khi chân Naban khỏi thì chân cháu sẽ không đi lại được nữa”. Vì thương em nên Nađi đã đồng ý.
Chiếc áo đỏ của ông bụt biến thành chiếc dù đưa hai ông cháu về nhà Nađi. Ông chữa lành chân cho người em, và cảm động trước tình cảm của hai chị em nên ông đã không lấy đi đôi chân khỏe mạnh của Nađi. Hai chị em vui sướng nhảy múa, còn ông lão mỉm cười rồi biến mất chỉ để lại một hàng cây mát xanh, nở ra những bông hoa đỏ thắm, mỗi bông hoa giống như một chiếc ô nhỏ. Loài hoa này chính là hoa dâm bụt.
Các loại hoa dâm bụt
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dâm bụt khác nhau: hoa dâm bụt vàng, hoa dâm bụt lồng đen,… Tuy nhiên dưới đây là những loại hoa phổ biến nhất ở Việt Nam:
Hoa dâm bụt thái
Hoa dâm bụt thái là loại cây bụi lớn, cây mọc thẳng, cây có chiều cao trung bình từ 2 – 5m, lá có hình trứng, phiến lá rộng, lá cây mọc xen kẽ nhau.
Hoa dâm bụt lùn
Dâm bụt lùn có chiều cao từ 30 – 45cm, kích thước nhỏ, có hoa lớn và ra hoa quanh năm nên thường dùng để trang trí trong nhà.
Hoa dâm bụt kép
Dâm bụt kép có thân đứng thẳng, phân nhánh, lá có hình tròn giống với lá dâu tây, hai bên méo có răng cưa thô. Hoa có kích thước lớn, mọc đơn ở phần nách lá và hoa có nhiều cánh mọc chồng lên nhau.
Ý nghĩa hoa dâm bụt
Tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa ở các quốc gia khác nhau mà hoa dâm bụt cũng mang ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như từ xa xưa ở Việt Nam hoa dâm bụt thường dùng để chỉ những người con gái không đàng hoàng, không thủy chung vì được trồng ở hàng rào, ai cũng có thể ngắt.
Tuy nhiên, ở Bắc Mỹ hoa dâm bụt lại tượng trưng cho đức tính tuyệt vời của người phụ nữ. Hay ở Hàn Quốc thì dâm bụt lại tượng trưng cho những hồi ức tuổi thơ, mang hoài niệm và ký ức trong sáng và êm đềm. Chính vì thế mà còn đem lại sự may mắn, hạnh phúc cho nhiều người.
Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa ở trên thì với mỗi màu sắc hoa khác nhau thì lại đem một ý nghĩa khác nhau:
- Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, giản đơn và trong trắng của người con gái.
- Màu vàng mang ý nghĩa đem đến sự may mắn, niềm vui và luôn hướng đến tương lai.
- Màu đỏ biểu tượng cho những đam mê cháy bỏng trong cuộc sống.
- Màu tím lại biểu trưng cho sự cao quý, huyền bí.
- Màu hồng là tượng trưng cho tình bạn, cho những may mắn, gắn bó.
Tác dụng của hoa dâm bụt
Từ lâu hình ảnh hoa dâm bụt bên các hàng rào đã không còn xa lạ gì với rất nhiều đứa trẻ ở các làng quê Việt Nam. Ngày nay, dâm bụt là loài hoa được rất nhiều người yêu thích bởi công dụng mà nó đem lại:
Trang trí không gian nhà
Dâm bụt là loại cây cảnh ra hoa quanh năm, có hoa đẹp và thơm ngát vì thế thường được sử dụng để trồng tại ban công, sân vườn hay hàng rào với tác dụng trang trí, tô điểm thêm cho không gian xung quanh nhà bạn.
Bên cạnh đó, hoa dâm bụt còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Giúp cho không gian nhà bạn trở nên mát mẻ, trong lành và bạn có thể thư giãn, xả streess đấy.
Tác dụng chữa bệnh trong y học
Không chỉ có công dụng trang trí không gian nhà mà hoa dâm bụt còn được sử dụng trong y học, có khả năng hỗ trợ điều trị, bào chế nhiều loại thuốc chữa bệnh khác nhau:
- Chữa bệnh đau nhức, mệt mỏi: Sử dụng 30g lá si, 30g lá dâm bụt, 30g lá mận, 30g lá đào, 30g lá thài lài. Thái nhỏ lá, phơi khô và đem đi sao vàng hạ thổ ngâm với rượu. Sau đó bạn có thể sử dụng để massage xoa bóp giúp ổn định huyết áp, giảm đau nhức, tê mỏi tay chân một cách hiệu quả.
- Chữa mụn nhọt: Lấy 50g hoa dâm bụt, lá thồm lồm, lá trầu giã nát để đắp lên phần bị mụn nhọt 1 lần/ngày. Sau khoảng từ 3 – 5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Ngăn ngừa bệnh tim: Trong dâm bụt chứa những chất kiểm soát lượng cholesterol trong máu hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị bệnh tim.
Cách trồng hoa dâm bụt đơn giản trong chậu
Dâm bụt là loại hoa đẹp, có khả năng thanh lọc không khí, ra hoa quanh năm vì thế được rất nhiều người yêu thích lựa chọn để trồng quanh nhà. Tuy nhiên, để trồng cây dâm bụt đẹp, sinh trưởng và phát triển tốt thì bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây:
Đất trồng
Hoa dâm bụt là loại cây ưa ẩm trung bình, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, để cho cây phát triển tốt, ra hoa đẹp thì bạn nên sử dụng đất mùn, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước cao.
Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa dâm bụt
Nhiệt độ tốt nhất để hoa dâm bụt sinh trưởng và phát triển là từ 15 – 30 độ C, chính vì vậy mà bạn nên gieo trồng cây vào khoảng tháng 2 – tháng 4 và tháng 7 – tháng 9. Bởi vì lúc này nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh thích hợp để cho cây phát triển và ra hoa.
Cách nhân giống cây
Hoa dâm bụt thường được nhân giống bằng hai phương pháp là gieo hạt và giâm cành:
- Gieo hạt: Hạt giống sau khi mua về thì có thể ngâm qua nước để dễ nảy mầm, sau đó đem đi gieo trên luống hoặc trong chậu. Gieo xong thì nên bổ sung thêm một lớp mùn hoặc đất mỏng để giúp giữ ẩm và hạn chế bị côn trùng tấn công. Sau khoảng từ 2 – 4 tuần cây nảy mầm và phát triển thì có thể đem đi trồng ở chậu.
- Giâm cành: Lựa chọn cành giâm phù hợp, loại bỏ phần lá thừa không cần thiết (chỉ để lại khoảng 2- 3 lá trên đỉnh cây), sau đó đem ngâm trong dung dịch IBA kích thích mọc rễ (hoặc có thể sử dụng mật ong). Đặt cành giâm vào trong nước, thay nước 1 tuần/lần cho đến khi cành giâm hình thành rễ thì đem đi trồng trong chậu.
Cách chăm sóc hoa dâm bụt
Sau khi trồng xong thì bạn cần phải tiến hành chăm sóc cây tốt để cây ra hoa thường xuyên và đẹp hơn. Mặc dù hoa dâm bụt là loài hoa dễ trồng và chăm sóc nhưng bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây:
Tưới nước
Đối với những cây non khi mới trồng, đây là thời điểm cây mọc rễ thích nghi với môi trường mới nên bạn cần phải thường xuyên tưới nước để bổ sung dưỡng chất giúp cây phát triển. Nên tưới nước khoảng 3 lần/tuần tùy vào thời tiết.
Đối với cây hoa dâm bụt đã phát triển thì bạn có thể giảm lượng nước xuống vì đây là loại hoa chịu hạn tốt. Bạn có thể tưới nước từ 1 – 2 lần/tuần. Tuy nhiên, để cây ra hoa đều đẹp thì vào thời kỳ hoa ra nụ bạn nên tưới nước thường xuyên hơn.
Bón phân
Dâm bụt có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường tự nhiên nên bạn không cần bón phân quá nhiều. Thay vào đó bạn có thể bón phân NPK định kỳ cho cây từ 2 – 3 tháng/lần để giúp cây hấp thụ ra hoa.
Tỉa cành
Cây dâm bụt phát triển nhanh và khả năng phân cành lớn nên trong quá trình trồng bạn nên thường xuyên cắt tỉa cành cho cây để cây không bị phân tán chất dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Ngoài ra, tỉa cành sẽ giúp cho cây của bạn được đẹp và thẩm mỹ hơn rất nhiều.
Phòng ngừa sâu bệnh
Hoa dâm bụt thường dễ bị các loại sâu bệnh hại tấn công: sâu cuốn lá, rệt hay ốc sên,… Vì thế trong quá trình trồng bạn cần thường xuyên kiểm tra cây để có thể sử dụng biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Quả thực, hoa dâm bụt không chỉ đẹp mà còn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện nay như: trang trí, công dụng trong y học. Hy vọng với những thông tin ở trên thì các bạn có thể hiểu thêm về loại hoa này và chọn cho mình một chậu hoa dâm bụt đẹp nhất cho nhà mình nhé.
Xem thêm >> Hoa bất tử: ý nghĩa, sự tích, cách trồng và cắm bất tử đẹp