Hoa huệ: ý nghĩa, cách trồng và cắm các loại huệ đẹp nhất
Hoa huệ là một trong những loại hoa quen thuộc, gắn bó trong đời sống chúng ta. Loài hoa xinh đẹp này thường xuất hiện nhiều trong các dịp lễ tết, cúng bái trang trọng. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ những thông tin về ý nghĩa, đặc điểm, các loại và cách trồng hoa huệ nhé.
Ý nghĩa hoa huệ
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Hoa huệ: ý nghĩa, cách trồng và cắm các loại huệ đẹp nhất
Ý nghĩa biểu tượng của hoa
Loài hoa mang vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết này chứa đựng những ý nghĩa tượng trưng vô cùng đặc biệt. Hoa huệ tượng trưng cho sự tinh khiết và vẻ đẹp của tuổi trẻ. Ở châu Âu, loài hoa này đại diện cho hoàng gia và sự vương giả. Theo các nhà giả kim thuật, hoa huệ thể hiện các phẩm chất của người phụ nữ, nên chúng đại diện cho thiên chức làm mẹ và khả năng sinh sản. Không những thế, hoa huệ còn là biểu tượng của lòng đam mê, của sự đổi mới và tái sinh.
Ngoài ra, đối với những người vừa trải qua sự mất mát, hoa huệ có thể giúp họ giải tỏa những nỗi buồn đau ở trong lòng.
Ý nghĩa cây huệ theo màu sắc
Huệ được biết đến với nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau, và mỗi màu lại mang các ý nghĩa đặc biệt không giống nhau. Chẳng hạn, như:
- Ý nghĩa hoa huệ trắng là biểu tượng của sự tinh khiết, nhất là khi rất nhiều người công giáo dùng huệ tuyết để đại diện cho Đức mẹ đồng trinh.
- Ý nghĩa hoa huệ vàng đại diện cho sự hồi phục năng lượng và sức khỏe luôn tốt lành.
- Ý nghĩa hoa huệ có sọc hồng (huệ thiên văn học), là tham vọng và khích lệ với một thử thách khó khăn nào đó.
- Hoa huệ đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng đam mêm và sự yêu thương cháy bỏng.
Đặc điểm của hoa huệ
Cây hoa huệ là một loài hoa đặc biệt thường nở về đêm và có đặc điểm tỏa hương thơm vào ban đêm và lúc mưa. Vì vậy cây còn có tên gọi khác là dạ lai hương (được hiểu là hoa thơm ban đêm) hay vũ lai hương (được hiểu là hoa thơm khi mưa). Danh pháp khoa học của huệ là Polianthes tuberosa, và thuộc họ Thùa (Agavaceae).
Ngoài ra, chúng ta còn hay gọi loài này là hoa huệ ta để phân biệt với hoa loa kèn tức là cây hoa huệ tây, bởi chúng mang một số đặc điểm khá giống nhau.
Hoa huệ thuộc loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc thẳng đứng. Cây có hình dáng ban đầu giống cây tỏi, không phân cành phân nhánh. Kích thước chiều cao trung bình của cây là khoảng 0,8 – 1,6m.
Lá hoa huệ nhọn ở đầu và dài như hình kiếm, chúng có màu xanh bóng.
Hoa huệ mọc thành từng chùm trên cuống dài, và hoa mọc càng dày khi càng tiến về phía đầu ngọn. Những bông hoa kích thước nhỏ, gồm 6 cánh hình thìa thuôn dài, bao hoa hình phễu và có sắc trắng tinh khiết. Với cấu tạo cánh hoa đặc biệt nên hoa huệ có đặc tính nở về đêm, vì vậy hoa tỏa mùi thơm ngào ngạt vào ban đêm và thoang thoảng dịu nhẹ vào ban ngày. Vào các ngày mưa hoa cũng có hương thơm hơn những ngày nắng.
Cây huệ nở hoa quanh năm nhưng thời điểm bông to và nhiều hoa là vào mùa hè. Cây huệ ưa ánh sáng, và đặc tính nở hoa ban đêm đã giúp hoa thu hút côn trùng đến thụ phấn và duy trì nòi giống.
Các loại hoa huệ
Xét theo đặc điểm hình thái, hoa huệ có hai giống là huệ đơn và huệ kép.
+ Huệ đơn (huệ xẻ): dáng cây thấp, hoa thưa và ngắn.
+ Huệ kép (huệ tứ diện): dáng cây cao, hoa dày và bông dài hơn.
Xét theo nhiều đặc điểm khác như màu sắc, cấu tạo thì có thể liệt kê một số loài sau:
+ Cây hoa huệ trắng
Xem thêm : Hoa phù dung: ý nghĩa và cách trồng cây phù dung ra hoa đẹp
+ Hoa huệ đỏ (hoa huệ nhung): Lá hình dải hẹp và có màu xanh. Hoa huệ nở có hình chiếc phễu, màu đỏ cam
+ Hoa huệ vàng
+ Hoa huệ tím (hoa huệ đất)
+ Hoa huệ chuông: Mỗi cành hoa gồm khoảng 5 – 15 bông hoa, ở đỉnh ngọn của thân cây. Hoa màu trắng tinh khôi, đôi khi điểm vài bông màu hồng nhạt. Hoa có hình dáng giống như chiếc chuông, đường kính khoảng từ 5 – 10mm
+ Hoa huệ tây (hoa huệ tây đỏ, hoa huệ tây trắng, hoa huệ tây vàng,…)
Công dụng của hoa huệ
Hoa huệ có những công dụng đặc trưng có thể gắn bó với cuộc sống con người. Đầu tiên không thể không nhắc đến cây huệ có tác dụng làm hoa cảnh trang trí cho nhiều kiểu không gian.
Có thể cắm hoa vào các bình thủy tinh độc đáo để trưng bày tại phòng khách, bàn ăn, bàn tiếp khách, kệ tủ, hay là đặt trang trí trên bàn thờ tổ tiên trong các dịp lễ tết đặc biệt. Màu sắc trẻ trung, đơn giản nhưng bắt mắt cùng với hương thơm ngát của hoa khiến cho mọi người đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái.
Bên cạnh đó, hoa huệ cũng được coi là một trong các thành phần nguyên liệu góp phần chế biến, tạo hương vị cho một số món ăn.
Ngoài ra, hoa huệ còn chứa tinh chất làm đẹp và góp phần làm nên những chai nước hoa với hương thơm khác biệt, điển hình là loại nước hoa Sillage de la Reine.
Cách trồng hoa huệ
Kỹ thuật nhân giống cây hoa huệ
Có 2 hình thức phổ biến để nhân giống hoa huệ, đó là: nhân giống bằng củ và nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.
Nhân giống cây huệ bằng củ
Nhân giống bằng củ là biện pháp nhân giống vô tính. Phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện và có ưu điểm hoa ra nhanh, chất lượng tốt. Cây con mới giữ được các đặc tính tốt của cây giống mẹ. Tuy nhiên, cây con sẽ không đồng đều, hệ số thấp nên khó khăn khi chăm sóc. Hơn nữa, nhân giống bằng củ thì sẽ tăng khả năng truyền bệnh, đặc biệt là nấm bệnh ảnh hưởng xấu đến chất lượng cây giống.
Nhân giống cây huệ bằng kỹ thuật nuôi cấy mô
Đây là biện pháp nhân giống bằng cách nuôi mô, tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng và tái sinh chúng thành cây con. Biện pháp này sẽ tạo được nguồn cây giống sạch bệnh, có tiềm năng sinh trưởng phát triển và năng suất cao. Thế nhưng lại đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật trồng cao và khá tốn kém.
Kỹ thuật trồng cây hoa huệ
Trước khi trồng, bạn phải tham gia quá trình lựa chọn và kiểm soát củ giống, cây giống đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tiếp đó, cần phải chuẩn bị dụng các cụ trồng cây như mua chậu hay tận dụng thùng xốp, khay, bao xi măng, bao tải,… có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa huệ. Các dụng cụ trồng trên cần phải đảm bảo rằng ở dưới đáy chậu, thùng phải có lỗ để thoáng khí, thoát nước.
Sau đó, tiến hành chuẩn bị đất trồng. Hoa huệ có thể thích nghi được với nhiều các loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nhất thì đất trồng phải có khả năng thoát nước tốt vào mùa mưa.
Nếu không thể mua đất trồng sẵn thì hãy tiến hành trộn đất đơn giản với phân bò hoai mục, vỏ trấu, xơ dừa, phân gà, than bùn, mùn hữu cơ… Để có thể xử lý các mầm bệnh trong đất thì trước khi trồng khoảng 15 – 20 ngày, nên bón lót với vôi rồi phơi ải.
Cách chăm sóc hoa huệ
Cây hoa huệ vốn có sức sống khỏe mạnh, ngoài kỹ thuật trồng hoa huệ đơn giản thì các kỹ thuật chăm sóc cũng không phức tạp.
Điều kiện môi trường
Cây hoa huệ là một trong các loài ưa sáng nên nếu trồng cây ở nơi có càng nhiều nắng thì cây càng sai hoa, bông to hơn. Hoa huệ ưa ẩm và chịu lạnh kém nhưng có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa huệ là khoảng từ 18 – 35 độ C.
Tưới nước cho cây huệ
Vì là cây ưa ẩm nên cần chú ý đảm bảo nhu cầu nước cho cây khi trồng. Có thể tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Tới mùa mưa, chú ý giảm lượng nước tưới xuống và đảm bảo khả năng thoát nước để tránh việc cây hoa bị ngập, úng.
Bón phân cho cây huệ
Trong quá trình chăm sóc, cần bón phân để kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây huệ. Khoảng 1 tháng sau khi trồng thì cần bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế hoặc phân NPK pha loãng. Sau đó cứ khoảng 20 – 25 ngày thì bón đợt tiếp theo. Chú ý phải làm sạch cỏ quanh gốc huệ trước khi bón. Và đặc biệt là phải nhìn vào màu sắc của lá để có thể tăng hay giảm lượng phân xuống cho phù hợp.
Giá bán hoa huệ có đắt không?
Theo tham khảo thị trường, mức giá bán hoa huệ dao động từ 5.000 – 10.000 VNĐ/cành. Mức giá này có thể thay đổi tăng lên hay giảm xuống phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau như mùa vụ hay các dịp lễ tết đặc biệt.
Để có thể mua được những cành hoa đẹp về cắm bình, bạn có thể đến các khu chợ hoặc shop hoa tươi. Hiện nay các shop hoa tươi xuất hiện rất nhiều, phân bố ở mọi nơi nên rất dễ dàng để tìm kiếm. Bạn có thể mua được rất nhiều hoa đẹp đủ các loại, hay những bó hoa kết hợp giữa hoa huệ và nhiều loại hoa tươi khác tại các shop hoa. Mua hoa tươi về cắm bình, hay mua những bó hoa xinh tươi về để tặng sinh nhật hay dịp kỷ niệm nào đó cho bạn bè, người thân đều có thể tìm đến các shop hoa nhé.
Nếu bạn muốn mua cây giống hoa huệ về trồng thì có thể lựa chọn các vườn ươm hay các cửa hàng cây trồng cảnh để mua.
Cách cắm hoa huệ trắng đẹp vào dịp Tết
Một số điều cần lưu ý
Lựa chọn hoa
Tùy theo vận mệnh của mình mà bạn nên chọn màu sắc của hoa cho phù hợp để ngày Tết luôn sang trọng và rực rỡ. Nên chọn những bông hoa chưa nở, chỉ vừa hé nhụy chứ không chọn loại nở hết. Vì như vậy sẽ giúp hoa lâu tàn, chơi Tết được lâu hơn. Như vậy vừa giúp tiết kiệm được chi phí vừa có không gian đẹp và lãng mạn hơn.
Cách cắm hoa
Chuẩn bị bình thủy tinh hoặc một bình sứ vừa phải. Sau đó cắt ướm các cành hoa với bình để phù hợp với bình. Cắm hoa vào bình với những độ cao thấp vừa phải, lan tỏa đều sang hai bên tạo sự cân bằng đối xứng. Trong 1 bình không nên cắm quá nhiều hoa làm rối mắt và bình hoa kém thẩm mỹ.
Mẹo cắm hoa đẹp và tươi lâu
+ Ngay sau khi cắt cành hoa phải nhanh chóng cắm vào bình đã chuẩn bị sẵn.
+ Nên cho vào bình hoa 1 chút đường hoặc chanh tươi để hoa tránh bị thối gốc hoặc nhanh héo.
+ Phải thay nước sạch cho hoa thường xuyên, mỗi ngày một lần. Hoặc dùng thuốc dưỡng hoa, chúng sẽ nuôi hoa được 2-3 ngày mà không cần thay nước mới.
+ Chú ý loại bỏ những bông hoa, lá bị héo để không làm ảnh hưởng tới các hoa khác.
Một số hình ảnh mẫu cắm hoa huệ đẹp
+ Cắm hoa huệ vào bình cổ ngắn
+ Cắm hoa huệ theo dáng tỏa rộng vào bình cổ cao
+ Cắm hoa huệ kết hợp với các loài hoa tươi khác như: hoa hướng dương, hồng, hoa lan,…
Hoa huệ là loài hoa mang vẻ đẹp vô cùng thanh tao, tinh khiết và không kém phần sang trọng, quý phái. Đây là loài hoa được rất nhiều người yêu thích. Hy vọng với những chia sẻ về kiến thức loài hoa này trong bài viết trên sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp và dễ dàng trồng và chăm sóc hoa hơn.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Các loại hoa