Ô nhiễm môi trường đất là gì: Thực trạng, nguyên nhân, khắc phục
Đất là nguồn tài nguyên quý giá, có tầm quan trọng vô cùng đối với đời sống của con người và vạn vật trên giới. Ô nhiễm môi trường đất là một trong những vấn đề nghiêm trọng, cấp thiết đối với toàn thể xã hội. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ ô nhiễm môi trường đất là gì, những thực trạng. nguyên nhân và cách khắc phục.
Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Ô nhiễm môi trường đất là gì: Thực trạng, nguyên nhân, khắc phục
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất đang ngày càng nghiêm trọng, thậm chí đến mức báo động. Thế nhưng trên thực tế, có rất nhiều người chưa hiểu rõ ô nhiễm đất là gì, biểu hiện của ô nhiễm đất như thế nào.
Ô nhiễm môi trường đất theo cách gọi tiếng Anh là Soil Pollution. Đất ô nhiễm tức là tính chất của đất đã bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, các chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép khiến đất bị nhiễm bẩn, gây hại cho hệ sinh thái.
Biểu hiện của ô nhiễm môi trường đất phổ biến nhất là đất bị khô cằn, có màu đỏ hoặc xám không đồng đều, xuất hiện các chất Xenobiotic, các hạt sỏi có lỗ hỏng hay các hạt màu trắng trong đất. Môi trường đất bị ô nhiễm có những biểu hiện không giống nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc nặng hay nhẹ.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay ở Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 33 triệu ha. Trong đó có 68,83% tức khoảng hơn 22 triệu ha diện tích đất đang được sử dụng, còn lại hơn 10 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm khoảng 33,04% tổng diện tích đất. Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp khoảng 7-8 triệu ha.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung, nên các quá trình khoáng hóa trong đất diễn ra rất mạnh khiến đặc điểm địa hình đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ dễ bị rửa trôi, xói mòn, thoái hóa do nghèo chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Đất sau khi bị thoái hóa thì rất khó khôi phục quay trở lại trạng thái màu mỡ ban đầu.
Trong những năm gần đây, Việt Nam có nhiều những dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất và ngày càng trầm trọng rộng khắp lãnh thổ từ ô nhiễm môi trường ở nông thôn đến các thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do hàm lượng kim loại nặng cao từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nổi bật ở một số khu công nghiệp đô thị và các làng nghề như Khu công nghiệp An Khánh, Khu đồng mương nổi Tam Hiệp – Thanh Trì, Khu đô thị Nam Thăng Long, Làng nghề dệt vải Hà Đông,…
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Tp. Hồ Chí Minh cũng không mấy khả quan. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật,… Ví dụ, ở Hóc Môn, bình quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 – 25 lần. Trong 1 năm, lượng thuốc sử dụng cho 1ha có thể đạt tới 100 – 150 lít. Các khu công nghiệp Hồ Chí Minh mỗi ngày đã thải ra hơn 600 nghìn m3 nước thải.
Tại Thái Nguyên, các đơn vị trong quá trình khai thác khoáng sản đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, làm suy giảm lớn diện tích đất canh tác. Các hoạt động khai thác khoáng sản tại đây đa phần đều sử dụng công nghệ lạc hậu và theo kiểu lộ thiên nên đất tại các khu vực khai khoáng Thái Nguyên đều bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trên địa bàn.
Tại Lâm Đồng, qua quá trình quan trắc môi trường năm 2009, kết quả thu được là đất ở đây là đất vừa có tính acid vừa có tính kiềm, do bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp. Thành phần cơ giới đất trên ở Lâm Đồng hầu hết là đất sét có tỉ lệ phần trăm khá cao.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất trên thế giới
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất trên thế giới đang ngày càng trầm trọng. Đất suy thoái nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, xói mòn, rửa trôi, bạc màu,… Không những thế, quá trình công nghiệp hóa đang ngày càng phát triển gây ra hậu quả là tài nguyên đất bị nhiễm kim loại nặng rất độc hại.
Tại Brazil, bang Minas Gerais bị vỡ đập gây ra hậu quả hơn 60 triệu m3 bùn đất chứa các chất thải độc hại từ sau quá trình khai thác quặng sắt bị tràn ra ngoài, nhấn chìm cả ngôi làng.
Tại Nhật Bản, hàng trăm cây km vuông đất nông nghiệp, lâm nghiệp và làng mạc bị bỏ hoang do ảnh hưởng từ phóng xạ từ 3 lò phản ứng nguyên tử của nhà máy Fukushima. Đây là hậu quả ảnh hưởng từ thiên nhiên – thảm họa động đất – sóng thần hồi tháng 3/2011.
Tại Trung Quốc, sau nhiều năm công nghiệp hóa tràn lan khiến ⅕ diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất
Xem thêm : NÊN và KHÔNG NÊN trồng cây gì trước nhà theo phong thủy
Đất là môi trường sống của vạn vật trên trái đất, từ con người đến sinh vật, các hệ thực vật,… nên hậu quả ô nhiễm môi trường đất là vô cùng lớn.
Đất bị thoái hóa và xuống cấp trầm trọng vì phần phần lớp mặt đất bị thay đổi, dễ bị xói mòn khi mưa lớn, dễ bị nấm gây hại. Điều này dẫn đến đất bị cạn kiệt chất dinh dưỡng, bị phèn chua hoặc nhiễm mặn, trở nên chai cứng, thậm chí là mất đi khả năng, giá trị khai thác.
Tác hại ô nhiễm môi trường đất còn là nguy cơ tác động, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm, từ đó gây ra ô nhiễm môi trường nước. Các hóa chất độc hại ở trong đất bị ô nhiễm nặng có thể thấm thấu, ngấm vào mạch nước ngầm bên dưới gây ô nhiễm. Do đó, ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng đến con người theo chiều hướng xấu, vì con người sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt hàng ngày.
Tác động xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và nền kinh tế nói chung. Ô nhiễm đất, thoái hóa đất khiến cây trồng thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng nên phát triển chậm hoặc không thể phát triển, chất lượng nông sản giảm sút, mùa màng thất bát. Các sản phẩm nông nghiệp là những nguyên liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp, khi hoạt động nông nghiệp thất bại thì các hoạt động công nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác hại của ô nhiễm môi trường đất. Đất ô nhiễm giảm năng suất cây trồng, làm biến đổi quá trình chuyển hóa thực vật mất cân bằng sinh thái. Điều đó không những ảnh hưởng mà còn đe dọa đến sự sống còn của muôn loài.
Tổng hợp lại hết tất cả những tác hại do ô nhiễm đất, hậu quả nghiêm trọng cuối cùng đều hướng vào sức khỏe con người. Không chỉ tác động xấu tới con người gián tiếp qua những nhân tố khác mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sức khỏe con người.
Nếu tiếp xúc trực tiếp với đất ô nhiễm như sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm độc từ đất hay qua đường hô hấp có thể dẫn đến các bệnh ngoài da, rối loạn hô hấp, nặng hơn thì có thể bị ung thư, dị tật bẩm sinh,… Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã cho rằng sự phát triển chậm của trẻ em cũng có liên quan đến sự ô nhiễm của môi trường đất.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
Nguyên nhân tự nhiên
Do hàm lượng các chất tự nhiên trong đất có sự gia tăng, đồng thời thêm nhiều các chất độc hại, vượt quá tiêu chuẩn cho phép đã khiến cho đất bị nhiễm độc và ô nhiễm.
+ Đất nhiễm mặn: chủ yếu do lượng muối trong nước biển, các mỏ muối, nước triều dâng cao hay do quá trình gley hóa trong đất sinh ra các độc tố gây hại.
+ Đất nhiễm phèn: do nước phèn di chuyển theo mạch nước ngầm từ nơi khác đến. Đất bị nhiễm các chất sắt làm độ pH môi trường giảm.
Nguyên nhân do các hoạt động nông nghiệp
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ là một trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất. Thuốc trừ sâu có thể ngăn ngừa, tiêu diệt sâu bệnh phá hoại mùa màng nhưng ở mặt khác, những độc tính tiềm tàng trong hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
Cùng với đó, thuốc diệt cỏ cũng được sử dụng phổ biến để tiêu diệt cỏ dại. Không những sử dụng trong nông nghiệp mà còn dùng ở vỉa hè, lề đường hay trong chính vườn nhà bạn. Thuốc diệt cỏ ảnh hưởng trực tiếp đến đất và nguồn nước sông ngòi, suối, hồ,… Không những thế, trong thuốc diệt cỏ có một số các chất độc hại như dioxin rất nguy hiểm, có thể gây tử vong khi ở nhiệt độ thấp.
Nguyên nhân do các hoạt động công nghiệp
Một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất là các rác thải, khí thải từ các hoạt động công nghiệp. Chẳng hạn như các hoạt động sản xuất sắt thép, cơ khí, gia công kim loại hay sửa chữa ô tô, xe máy chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ gây ảnh hưởng đến môi trường đất.
Các cơ sở khai thác đá, các nhà máy xi măng thải bụi ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, trong công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy có chứa sunfua và những chất hữu cơ khó phân hủy gây hại đến chất lượng đất.
Xem thêm : Kích Thước Tủ Quần Áo Tiêu Chuẩn các loại: tủ 4 cánh, 2 cánh, 3 cánh, âm tường,…
Trong khi đó, công nghệ xử lý rác thải, nước thải chưa phát triển. Ở một số địa bàn có nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn cũng như chưa được kiểm soát nghiêm ngặt.
Nguyên nhân đô thị hóa
Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển cũng là nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất. Khói bụi trên đường giao thông, từ các phương tiện tham gia giao thông kết hợp các tác động của không khí từ các khu đô thị, công nghiệp đều tác động gây ra ô nhiễm môi trường đất.
Nguyên nhân do rác thải sinh hoạt
Trong cuộc sống hàng ngày của con người, lượng chất thải sinh hoạt là khổng lồ và rất đa dạng như đồ ăn thừa, chai nhựa, túi nilon, rác thải, nước thải sinh hoạt,… Tất cả đều được thải trực tiếp ra môi trường đất khiến đất bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
Nguyên nhân do ý thức con người
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất nói trên đều bị tác động dù lớn hay nhỏ từ ý thức con người. Người dân, các hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt hay xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Một bộ phận người dân còn chưa ý thức giữ vệ sinh công cộng chung, thường xuyên vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Nhiều người ích kỷ, vô trách nhiệm, nhận định sai lầm khi nghĩ rằng những việc làm của mình là nhỏ bé không đủ để gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư không quan tâm lợi ích cộng đồng mà chỉ chú trọng lợi ích kinh doanh, vi phạm luật bảo vệ môi trường. Không quan tâm dù nhà máy, công xưởng của mình xả nước thải, khí thải và rác thải độc hại trực tiếp ra ngoài môi trường. Không áp dụng các công nghệ xử lý rác thải hợp lý.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
Tình trạng ô nhiễm môi trường đất đang ở mức báo động, gây hại cho cuộc sống con người. Do đó, các cơ quan chức năng, mỗi tổ chức và mỗi cá nhân đều phải đồng lòng, chung tay thực hiện các giải pháp ô nhiễm môi trường đất. Tất cả đều phải nhất quán thực hiện nghiêm túc và không ngừng tìm các biện pháp bảo vệ môi trường đất hiệu quả hơn. Sau đây là một vài đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất.
+ Nhà nước, các cơ quan chức năng địa phương ban hành các chính sách bảo vệ môi trường đất, bổ sung các điều luật bảo vệ môi trường. Chú trọng giám sát, kiểm soát các công tác quản lý đất ô nhiễm và kịp thời đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng đất.
+ Trong nông nghiệp, không lạm dụng các loại chất hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng các loại cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất cao.
+ Một trong các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất có tác dụng lâu dài được nhiều quốc gia áp dụng là khôi phục lại hệ sinh thái rừng để bảo vệ đất không bị rửa trôi, xói mòn hay thoái hóa.
cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây kim ngân,…
+ Mỗi cá nhân phải nghiêm túc chấp hành và có ý thức bảo vệ môi trường trong khả năng của mình.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở rộng kiến thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường xung quanh.
+ Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lý rác thải, khí thải và nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường.
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, điện.
+ Hạn chế sử dụng những vật liệu có hại cho môi trường như nylon, các đồ dùng nhựa, chai nhựa, cốc nhựa,…
+ Phục hồi và tái chế vật liệu, các chai nhựa, cốc nhựa, túi nylon và những đồ dùng hỏng,… Đây không những là một trong các bảo vệ môi trường đất mà còn có thể giúp ta sáng tạo ra những đồ dùng mới lạ và có ích.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề ô nhiễm môi trường đất hiện nay. Hy vọng bạn có thể chia sẻ những kiến thức bổ ích này tới mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Tin tức