Hiện nay, trên thị trường đồ gỗ, gỗ tần bì và gỗ thông là 2 loại gỗ nhập khẩu được nhiều người tin tưởng và yêu thích nhất. Bài viết sẽ gửi đến bạn những thông tin cơ bản để so sánh gỗ tần bì và gỗ thông. Mỗi loại gỗ đều có những ứng dụng và đặc điểm khác nhau thích hợp với những đối tượng khác nhau.
Vài nét thông tin cơ bản về gỗ tần bì và gỗ thông
Đầu tiên, chúng ta sẽ so sánh 2 loại gỗ này về nguồn gốc xuất xứ. Với gỗ tần bì (tên thường gọi là gỗ Ash), đây là một trong những loại gỗ tự nhiên được nhập khẩu về Việt Nam với số lượng lớn nhất nhì. Gỗ tần bì có nguồn gốc từ các nước châu Âu, chủ yếu tại Mỹ, Canada. Ngoài ra, loại gỗ này còn tập trung tại các quốc gia khác thuộc châu Á như Nga, Trung Quốc,…
Gỗ tần bì là loài cây gỗ thân lớn, đặc tính của loại gỗ này là loại gỗ ưa sáng sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở các nơi có ôn hoà. Cây trưởng thành cao tới 20m – 30m, vươn tới ánh sáng và phát triển tốt. Gỗ tần bì được nhập khẩu về Việt Nam là gỗ tròn, gỗ thành khí,…
Gỗ thông (tên thường gọi là gỗ Pine), gỗ thông là loại gỗ được phân biệt rõ ràng và cụ thể. Hiện nay các loại gỗ được chia ra làm 2 loại là: gỗ thông trắng và gỗ thông vàng. Những cây thông là dạng cây có thân gỗ nhỏ, đường kính chỉ khoảng 25cm – 30cm.
Cây thông là loại cây gỗ ưa khí hậu lạnh, mát mẻ, ôn hòa, nhiều mưa. Gỗ thông hiện nay cũng được thí nghiệm trồng tại Việt Nam. Đà Lạt là vùng đất thích hợp để trồng loại cây này tại Việt Nam nhưng chất gỗ thông khá cong, không đẹp và tốt như gỗ thông nước ngoài. Bởi lý do đó mà gỗ thông chất lượng được sử dụng phổ biến hiện nay tại Việt Nam vẫn là gỗ thông nhập khẩu và thường ứng dụng là sàn gỗ thông
Gỗ tần bì và gỗ thông là 2 loại gỗ có tone màu khá tương đồng nên 2 sản phẩm này khá dễ bị nhầm lẫn với nhau.
Gỗ tần bì và gỗ thông có độ bền chắc khá cao
Gỗ thông có 2 loại là gỗ trong nước và gỗ nhập khẩu. Với gỗ thông trong nước có nhược điểm là thân nhỏ, nhiều nhánh cành nên có nhiều mắt, cây khá cong nên khi xẻ gỗ không được đẹp. Và công nghệ tách nhựa thông tại Việt Nam chưa cao. Vì thế gỗ thông nhập khẩu dưới dạng thành khí từ các nước Phần Lan, Thuỵ Điển, Canada,… vẫn được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, cây gỗ thông phát triển nhanh, đặc tính gỗ mềm, liên kết gỗ không chặt chẽ. Nên người Việt ta hạn chế dùng vào các hạng mục cần chịu lực.
Tham khảo thêm video về gỗ tần bì
Sự khác biệt trong tính thẩm mỹ của của thông và của tần bì
Về màu sắc, hai loại gỗ này đều có tông màu sáng, tuy nhiên giữa hai loại gỗ vẫn có sự khác nhau nhất định.
Gỗ thông tùy thuộc vào loại cây thông có màu trắng hay màu vàng mà độ đậm nhạt của cũ cũng sẽ khác nhau. Trên thân gỗ, đường vân cũng khá rõ nét nên sau khi phun sơn thì các đường vân sẽ mang một sắc đậm nhạt rất hấp dẫn như màu mật ong. Vân gỗ thông thường có rất nhiều mắt nên đối với những mắt chết có màu đậm, kích thước lớn sẽ gây ra hiện tượng mặt gỗ không nhẵn nhụi, đồng đều.
Đối với gỗ tần bì, tuy có cùng tông màu sáng nhưng màu sắc của gỗ vẫn đậm hơn so với gỗ thông. Hầu hết các loại gỗ tần bì đều có màu ngả vàng nâu rất hấp dẫn và bắt mắt. Về phần vân gỗ, mặt gỗ tần bì cũng nhẵn nhụi hơn, đồng đều hơn nhờ vào hình dáng của gỗ là hình elip có dạng vân núi. Sau khi phủ sơn, gỗ tần bì sẽ có màu sắc hạt như các loại gỗ quý như màu gỗ óc chó, màu cánh gián. Đây là những màu gỗ được yêu thích nhất trên thị trường hiện nay. Vậy nên giá trị của gỗ tần bì được đánh giá có thể sánh ngang với các loại gỗ quý hiếm đang được săn đón..
Ứng dụng cho sàn gỗ. Bạn có thể tìm hiểu thêm Tại Đây
Đánh giá chung về gỗ thông và gỗ tần bì
Thông qua những phân tích nói trên, có thể nói gỗ tần bì hiện đang được đánh giá cao hơn so với gỗ thông. Tuy nhiên, gu thẩm mỹ và thưởng thức của mỗi người là khác nhau. Vậy nên có rất nhiều người lựa chọn sử dụng gỗ thông bởi nhất độc đáo, nổi trội, khác biệt mà chỉ riêng nó sở hữu.
Mức giá cho mỗi loại gỗ cũng có sự tranh lịch nhất định. Chính vì thế bạn hãy tham khảo chi tiết bảng giá hay lại câu nói trên để có thể tìm được sản phẩm ứng ý nhất, phù hợp nhất nhé!
Mong rằng qua bài viết vừa rồi, bạn có thể tìm được cho mình loại gỗ thích phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ của bản thân để làm tăng sức hấp dẫn cho không gian sống.