Cây thiên tuế: ý nghĩa, tác dụng và cách trồng, chăm sóc A-Z
Cây thiên tuế là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích, bởi dáng đứng hiên ngang, cứng cỏi và ý nghĩa phong thủy mà loại cây cảnh này đem lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại cây thiên tuế này. Vì thế hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
- Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
- Tìm hiểu về cây cọ cảnh: ý nghĩa phong thủy, đặc điểm, chăm sóc và trồng,…
- Cây vạn niên thanh có độc không? Ý nghĩa phong thủy cách trồng và chăm sóc vạn niên thanh
- Cây trầu bà hợp tuổi nào? Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, cách trồng và chăm sóc
- 99 loại cây cảnh đẹp và dễ trồng trong nhà, sân vườn công trình và để bàn làm việc,…
Giới thiệu về cây thiên tuế
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Cây thiên tuế: ý nghĩa, tác dụng và cách trồng, chăm sóc A-Z
Ngày nay, cây thiên tuế được sử dụng nhiều để trồng ngoại cảnh hay làm cây công trình với giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa phong thủy cao. Cây thiên tuế có tên khoa học là Cycas revoluta, thuộc họ Cycadeceae, có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc.
Đặc điểm cây thiên tuế
Cây thiên tuế là loại cây cảnh lâu năm, có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới, là loại cây có thân hình trụ, thân màu nâu đậm cao từ 2 – 5m, ít phân nhánh hoặc phân cành. Thường lá mọc chủ yếu ở phía ngọn của cây.
Lá cây thường mọc theo vòng tròn, dày đặc, lá óc hình dài mũi nhọn ở đầu. Lá cây có thể dài đến 1m hoặc cây lâu năm có thể dài lên đến 2m. Lá thiên tuế có màu xanh đậm, rất cứng, phiến lá nhẵn bóng.
Cây thiên tuế là loại cây lâu năm, có tốc độ sinh trưởng rất chậm nên còn được sử dụng làm cây công trình. Có khả năng chịu được ở điều kiện khắc nghiệt, và chịu được độ ẩm cao.
Chính vì những đặc điểm trên mà rất nhiều người nhầm lẫn giữa cây thiên tuế và cây vạn tuế, tuy nhiên chúng là hai loại khác nhau. Nếu bạn chưa phân biệt được cây vạn tuế khác cây thiên tuế ở đâu thì hãy tham khảo ngay tại đây.
Cây thiên tuế trổ hoa không?
Trong dân gian thường có câu “Cây thiên tuế sáu mươi năm ra hoa một lần” đã cho thấy phần nào sự khó gặp của loại cây cảnh này. Khác với các loại hoa khác, hoa cây thiên tuế không có đài, không những cánh hoa sặc sỡ hay cũng không hương thơm cuốn hút côn trùng.
Hoa cây thiên tuế là loại lưỡng tính, nhị và nhụy cùng mọc trên một cây, hoa có hình trụ tròn, mọc trên đỉnh ngọn của cây, được bao bọc bởi các tán lá hình lông chim. Hoa có màu vàng, hạt chín có màu hồng ngọc.
Ý nghĩa phong thủy của cây thiên tuế
Hình ảnh cây thiên tuế với cái tên đầy ý nghĩa cùng với dáng đứng hiên ngang, bất khuất đã thể hiện được sự sang trọng, sự uy nghi của cây. Chính vì thế mà cây vạn tuế sẽ đem lại sự cân bằng năng lượng của gia chủ, đem đến sự bền vững trong cuộc sống và sự nghiệp.
Trong phong thủy, cây thiên tuế còn mang ý nghĩa với sức sống bất khuất, có tác dụng cân bằng khí âm dương, được ví như những tráng sĩ đứng canh cho ngôi nhà của bạn. Vì thế mà những ai trồng cây thiên tuế ở nhà sẽ đem đến những may mắn, xua đuổi đi tà khí, giúp cho các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau hơn.
Đặc biệt, hoa thiên tuế rất hiếm khi nở, thường mất từ 10 – 60 năm, vì thế mà nó được xem như là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc dành cho gia chủ.
Tác dụng của cây thiên tuế
Ngoài việc đem đến sự may mắn, tài lộc và phong thủy cho gia chủ thì cây thiên tuế còn mang những công dụng nhất định mà bạn nên biết:
Giá trị về thẩm mỹ
Cây thiên tuế với dáng đứng hiên ngang, tràn đầy sức sống và lá cây xanh tươi tốt giúp đem đến cho không gian khu vườn nhà bạn trở nên sinh động hơn, được tô điểm thêm và trở nên nổi bật hơn bao giờ hết.
Giá trị về kinh tế
Cây thiên tuế được xếp vào bộ ba Tam Đa đại diện cho Phúc (cây sanh) – Lộc (cây lộc vừng) và Thọ (cây thiên tuế) đem lại tiền tài, may mắn và sức khỏe dành cho gia chủ. Chính vì thế mà giá bán cây thiên tuế cũng rất đắt.
Ngoài ra, cây thiên tuế còn được trồng làm cây công trình nên cũng được xem là loại cây đem lại kinh tế cao cho người trồng.
Giá trị về y học
Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà cây thiên tuế còn có giá trị trong y học. Vậy cây thiên tuế trị bệnh gì? Lá cây thiên tuế có tác dụng thanh lọc máu, giúp thải độc tố bên trong ơ thế, hoa và hạt cây có khả năng cân bằng khí huyết, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, rễ cây thiên tuế còn có khả năng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, được xem là vị thuốc chữa bệnh Đông y. Tuy nhiên, cây thiên tuế có độc do một số thành phần trong cây nên bạn cũng nên lưu ý, làm sạch loại bỏ độc tố khi sử dụng.
Cách trồng cây thiên tuế
Hiện nay, giá cây thiên tuế khá cao, vì thế mà bạn có thể chọn mua các loại cây thiên tuế rừng, hay thiên tuế non để trồng giúp đem đến phong thủy cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn chưa biết cách bứng cây thiên tuế hay cách nhân giống thì hãy tham khảo ngay dưới đây:
Kỹ thuật nhân giống cây thiên tuế
Cây thiên tuế có thể được nhân giống bằng phương pháp vô tính và hữu tính để đem lại hiệu quả hơn: giâm chồi hút, gieo hạt hay giâm củ. Nếu các bạn đang muốn nhân giống tại nhà thì có thể tham khảo các bước sau đây:
Nhân giống bằng cách giâm chồi hút
Cây thiên tuế khi trưởng thành thường mọc nhiều chồi hút ở thân cây, hoặc bạn có thể tự tạo chồi hút bằng cách rạch một đường nhỏ trên thân của cây và đợi khoảng 1 tuần. Nên chọn những chồi hút đã mọc rễ, có đường kính khoảng 5cm, khỏe mạnh.
Cắt chồi hút rồi ngâm vào dung dịch IBA 0.1% để kích thích mọc rễ, sau đó cắm vào luống để giâm. Phủ lên phía trên một lớp mùn hoặc vật che phủ để giữ ẩm cho cây. Sau khoảng 4 tháng mầm nảy chồi và khoảng 1 – 2 năm mọc lá thật là bạn có thể đem đi gieo trồng.
Nhân giống bằng hạt
Khi mua hạt giống bạn nên chọn những hạt to, mẫy, không bị sâu bệnh hay côn trùng ăn để đảm bảo nguồn giống được khỏe mạnh. Hạt khi mua giống về thì nên ngâm vào nước ấm khoảng 12 giờ để kích thích hạt mở.
Đổ hạt giống ra để ráo nước, cho vào miếng vải mỏng. Sau đó ngâm vào dung dịch nước ấm pha với KH2PO4, FeSO4, đợi khoảng 12 – 15 giờ thì đem đi gieo hạt ngoài luống. Đất gieo hạt nên chọn loại đất tơi xốp, đất cát có độ ẩm cao để cây nhanh chóng mọc rễ. Sau khoảng từ 2 – 3 năm cây ra lá thật thì có thể đem trồng vào chậu và chăm sóc như bình thường.
Nhân giống bằng củ
Ngoài hai cách nhân giống trên thì bạn cũng có thể sử dụng củ của cây thiên tuế để nhân giống. Củ cắt thành từng miếng nhỏ và giâm củ vào đất. Nên giữ độ ẩm cho củ để kích thích mọc rễ, sau khoảng 4 tháng đến 1 năm cây sẽ mọc chồi hút.
Kỹ thuật trồng cây thiên tuế
Xem thêm : Cây đa: đặc điểm, phân loại và cách trồng, chăm sóc cây đa
Cây thiên tuế là loại cây cảnh phong thủy thường được trồng sân vườn hay công trình. Và quá trình nhân giống cũng mất nhiều thời gian, vì thế bạn có thể mua cây giống ở bên ngoài để trồng.
Cây giống khi còn non (khoảng 2 – 3 lá thật) là bạn có thể trồng vào chậu, lưu ý chỉ cần bỏ túi bầu phía ngoài để không ảnh hưởng đến cây. Đất trồng nên chọn loại tươi xốp, độ pH khoảng 6.5, có chất dinh dưỡng và có khả năng thoát hơi nước cao.
Khi trồng nên đặt cây xuống chậu và dùng tay nhấn chắc xung quanh phần rễ của cây để đảm bảo cây không bị đổ khi có gió hay mưa bão. Và tưới nước thật đẫm để cho rễ cây nhanh chóng bám vào đất, phát triển.
Cách chăm sóc cây thiên tuế
Vì là loại cây công trình sống lâu năm nên cây thiên tuế không cần yêu cầu quá nhiều về quy trình chăm sóc như các loại cây cảnh trong nhà khác. Tuy nhiên, để cây luôn xanh tốt và ra hoa thì bạn cần phải lưu ý một vài điều sau đây:
Tưới nước
Cây thiên tuế là loại cây cảnh có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tuy nhiên, nếu trồng ở sân nhà thì bạn nên tưới nước thường xuyên để cho cây luôn được xanh tốt.
Bạn nên tưới nước cho cây khoảng 1 – 2 lần/tuần tùy vào thời tiết để đảm bảo độ ẩm của đất.
Dinh dưỡng
Bạn có thể bón phân theo định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần. Vì khi trồng bạn đã bón một lượng đủ phân bón để cho cây có thể hấp thụ nên trong khoảng 6 tháng đầu bạn có thể hạn chế việc bón phân lại.
Sau khoảng 2 – 3 năm thì bạn có thể giảm lượng phân bón lại, vì lúc này cây đã thích nghi và phát triển ổn định hơn.
Nhiệt độ
Cây thiên tuế có thể sống tốt trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, tuy nhiên, nhiệt độ tốt nhất để cây phát triển là từ 20 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho cây bị rụng lá, hay quá cao sẽ khiến cho cây chậm phát triển. Nên bạn cũng cần lưu ý khi trồng, nhất là đối với những cây có tuổi thọ dưới 1 năm.
Tỉa lá cho cây
Trong quá trình trồng, bạn cũng cần phải thường xuyên tỉa lá cho cây, nên tỉa bỏ đi những chỗ lá quá rậm hay những cành là bị sâu hại. Việc này vừa giúp cho cây phát triển tốt vừa giúp cây có giá trị thẩm mỹ cao hơn.
Phòng ngừa sâu bệnh
Cây thiên tuế thường bị các bệnh: rệt, bọ rầy, vàng lá, héo lá,… do các loại sâu bệnh tấn công. Để phòng ngừa thì bạn nên phun thuốc xịt rầy, bọ định kỳ 1 tháng 1 lần vào các tán lá của cây.
Quả thực, cây thiên tuế không chỉ được xem là loại cây công trình mà là cây cảnh phong thủy được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về cây thiên tuế và có thể chăm sóc cho cây thiên tuế nhà mình luôn được xanh tốt nhé.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Cây xanh