Lan đùi gà: cách trồng và chăm sóc để ra hoa nhanh và đẹp
Hoa lan đùi gà là một giống phong lan mang nét đẹp khác biệt và mùi hương quyến rũ làm say mê lòng người. Loài hoa này được rất nhiều người ưa chuộng và được trưng bày khá phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán. Vậy bạn đã biết cách trồng và chăm sóc lan đùi gà để ra hoa nhanh và đẹp nhất chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
- 17 loại hoa hồng cổ đẹp và quý ở Việt Nam và Thế Giới
- Cách trồng và chăm sóc hoa lan hạc vỹ ra hoa đẹp mỹ mãn
- Hoa hồng đỏ có ý nghĩa gì? Đặc điểm, phân loại và cách cắm đẹp nhất
- Ý nghĩa của hoa ngũ sắc? Đặc điểm và cách trồng, chăm sóc cây hoa tại nhà
- Ý nghĩa hoa Salem và Cách trồng Salem ra nhiều hoa
Đặc điểm của lan đùi gà
Nội dung [show]
Bạn đang xem: Lan đùi gà: cách trồng và chăm sóc để ra hoa nhanh và đẹp
Lan đùi gà thuộc chi Hoàng Thảo, có danh pháp khoa học là Dendrobium nobile. Ngoài ra, cây còn được gọi bằng nhiều tên khác như hoàng thảo đùi gà, kim hoa thạch hộc, hoàng phi hạc,…
Khu vực phân bố chủ yếu của lan hoàng thảo đùi gà là ở các vùng thuộc châu Á, đặt biệt là các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Mianma, Trung Quốc. Ở Việt Nam, loài hoa này thường xuất hiện ở nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Thái Nguyên, Yên Bái, Lâm Đồng, Sơn La,…
Phong lan đùi gà sống tự nhiên trong rừng, chúng thường bám vào những thân cây gỗ cổ thụ và tương đối ít lá. Mùa hoa đùi gà kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 4 theo lịch. Độ tươi và bền màu chỉ giữ được trong khoảng 20 – 30 ngày. Để hoa ra đúng vào dịp Tết và giữ được độ tươi lâu thì bạn cần cắt nước sớm và kích hoa đúng lúc.
Hoa lan đùi gà thường mọc thành từng chùm, nở dọc thân tại các mắt. Màu sắc của lan khác nhau phụ thuộc vào điều kiện môi trường nơi cây hoa xuất xứ. Nhưng màu sắc phổ biến vẫn là trắng kèm với đốm tím, đốm hồng ở đầu cánh hoa.
Các loại hoàng thảo đùi gà
Hoa đùi gà rừng được phân chia thành 2 loại là hoa lan đùi gà dẹt và tròn. Với những ai không sành về lan thì sẽ khó phân biệt được chúng. Bạn cần phải quan sát kỹ đặc điểm để nhận diện được 2 loại này.
Lan đùi gà tròn
Thân cây tròn đều hoặc hình elip hơi méo, trên thân có các rãnh dọc mập mạp. Chiều dài trung bình của thân khoảng từ 35 – 60cm, thậm chí có thể dài tới 80cm nếu được nuôi trồng trong điều kiện tốt. Thân thường có màu xanh vàng, bẹ lá màu xám nhạt. Hoa của loài lan này dày và rất thơm.
Lan đùi gà dẹt
Loài lan này có thân dẹt, có nhiều rãnh dọc khúc khuỷu. Kích thước chiều dài thân cây ngắn hơn so với lan đùi gà tròn chỉ từ 25 – 40cm. Lá của loại lan này dài khoảng 7 – 10cm, đầu lá chia thành 2 thùy, ở trên có các thân tơ. Hoa có kích thước nhỏ và không có hương thơm như đùi gà tròn.
Cách trồng lan đùi gà
Thời điểm thích hợp nhất để ghép cây lan đùi gà thường vào cuối đông đầu xuân – khi lá của lan đã rụng hết, lan đang trong mùa nghỉ, và độ ẩm cao.
Cách chọn cây và xử lý khi mua về
Những cây được chọn phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, không bị sâu bệnh hại như thối, đốm hay nấm. Chúng ta nên chọn cây già và vẫn còn cuống hoa và cây xuống nhiều lá.
Lan đùi gà khi chúng ta mua về thường cây sẽ không còn được tươi và có nhiều rễ đã khô, lá vàng, nên cần tiến hành cắt bỏ toàn bộ những lá héo khô và bộ rễ cũ. Sau đó bôi keo liền sẹo để vết cắt khô và để chỗ có nhiều ánh sáng. Ta treo ngược cây lên tầm 1 ngày để nơi thoáng gió, tránh mưa hay nắng trực tiếp tác động vào.
Tiếp theo, bạn tiến hành kích rễ cho cây hoàng thảo đùi gà. Ngâm lan vào chậu nước sạch có pha thuốc chống thối nhũn physan 20SL trong vòng 15 – 20p rồi vớt ra cho khô. Sau đó ngâm toàn bộ cây khoảng 2 – 3 tiếng vào một chậu nước khác pha dung dịch kích rễ vitamin B1 rồi vớt ra treo ngược lại cho ráo nước là có thể mang ra ghép vào gỗ.
Trồng cây vào chậu hay vào ghép gỗ cũng phải chú ý đặt thẳng để ngọn cây hướng về phía ánh nắng giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc để tránh khi va chạm vào gỗ rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào khúc gỗ hoặc cây sống thì không giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu. Thế nhưng loại hoa này có thể phát triển hơn khi trồng vào khúc gỗ hoặc cây để thoáng gió, nắng.
Kỹ thuật trồng hoa lan đùi gà vào chậu
Chuẩn bị chậu
Lan đùi gà là loại cây ưa khô thoáng nên chậu trồng cần có nhiều lỗ thoát nước ở dưới đáy. Chất liệu chậu phù hợp nhất là chậu được làm bằng đất nung, hoặc có thể dùng chậu gỗ. Ngoài ra nếu không có điều kiện thì có thể sử dụng chậu nhựa. Dù chất liệu nào thì cũng phải đảm bảo chậu phải chắc chắn, miệng chậu rộng, lòng chậu nông và ở đáy hoặc hai bên hông chậu có nhiều lỗ thoát nước.
Chuẩn bị giá thể
Giá thể thích hợp nhất để trồng hoa đùi gà trong chậu là than củi, những mảnh gỗ nhãn, vỏ thông được cắt ngắn khoảng 3 – 4cm, hoặc có thể dùng dớn vụn của cây dương xỉ.
Theo tham khảo từ nhiều người có kinh nghiệm, bạn nên chuẩn bị giá thể gồm 3 lớp để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đầu tiên, lớp than củi đã đập thành miếng nhỏ lót ở dưới đáy chậu. Làm như vậy sẽ giúp giá thể không bị trôi và lọc cặn bẩn trong nguồn nước nuôi dưỡng lan đùi gà. Sau đó rải một lớp gỗ nhãn để lưu giữ đủ lượng nước khi tưới. Lớp trên cùng thì trải đều vỏ thông và dớn đã trộn với nhau.
Khi sắp xếp giá thể thì nên chú ý xếp cách miệng chậu khoảng 2 – 3cm thay vì xếp bằng so với miệng chậu.
Ghép lan đùi gà
Sau khi sắp xếp xong giá thể thì chúng ta có thể bắt đầu ghép lan vào giá thể. Đầu tiên, bạn khoan 4 lỗ nhỏ ở 4 góc phía trên miệng chậu để luồn dây thép. Cắt 1 miếng dớn to vừa miệng chậu, hình vuông rồi cẩn thận ghép đứng lan vào chúng. Sau đó, đặt cây lan vào miệng chaayuj và dùng dây thép luồn vào 4 lỗ đã khoan để cố định chặt miếng dớn lại. Cách này sẽ giúp gốc lan chắc chắn và đẹp hơn so với ghép trực tiếp.
Để cố định cây thì bạn hãy sử dụng dây thép mỏng hoặc lõi dây điện để cuốn chặt gốc lan. Nếu khi ấy miệng chậu và miếng dớn vẫn còn khe hở thì đổ thêm vỏ thông hay dớn vụn vào, rồi cố định lại miếng dớn lần nữa cho chắc.
Nếu quan sát thấy phần thân trên mọc tản xòe ra không theo trật tự thì dùng dây buộc gọn lại quanh móc treo là được.
Nếu không có dớn thì có thể thay bằng loại gỗ mỏng khác, chỉ cần đảm bảo có khoan lỗ cho rễ lan mọc chui xuống và bám vào giá thể.
Kỹ thuật trồng hoa lan đùi gà vào gỗ
Các loại gỗ phù hợp
Lan đùi gà khá dễ tính nên có thể ghép lên nhiều loại gỗ khác nhau như gỗ vải, gỗ nhãn, gỗ vú sữa,… Không nên sử dụng những loại gỗ cứng, không giữu được độ ẩm như gỗ lim.
Loài hoa này ưa khô nên không cần thêm rêu hay xơ dừa. Nhưng nếu không thể thường xuyên tưới nước thì có thể dùng một lớp rêu siêu mỏng. Không trồng theo quy mô lớn mà chỉ trồng nhỏ lẻ, chơi lan thông thường, treo cây ngoài trời mà không kiểm soát được lượng nước thì tuyệt đối không sử dụng thêm rêu.
Ghép lan đùi gà vào gỗ
Khi ghép, bạn chú ý ghép sao cho cây đùi gà hướng lên trên, tránh tuyệt đối trồng thân thòng xuống giống như lan phi điệp. Nếu trồng như vậy thì sẽ mất thẩm mỹ và cũng gây khó khăn lớn cho cây phát triển.
Xem thêm : Hoa dạ yến thảo: ý nghĩa, cách chăm sóc và trồng hoa cực dễ
Sử dụng dây lõi đồng bọc nhựa loại nhỏ hoặc dây thít nhựa (loại dùng để thắt dây điện) để cố định lan đùi gà vào gỗ. Luồn dây qua các gốc đùi gà sao cho tránh mắt ngủ và sút nó lại. Nếu gộc nhiều thân thì nên thít từ 2 – 4 dây cho thật chắc. Phần thân hướng lên trên thì nên dùng dây nhỏ để buộc khum lại, tránh gió thổi làm gãy.
Cách chăm sóc lan đùi gà
Điều kiện môi trường
Phong lan đùi gà là loại hoa lan ưa ẩm và thoáng gió. Điều kiện để cây phát triển tốt là ánh sáng từ 20 – 50% và độ ẩm trong không khí khoảng 70% – 80%. Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách đặt những khay nước phía dưới giàn che để tạo độ ẩm cho vườn. Nếu vườn ít gió hoặc hoàn toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió để cây phát triển thuận lợi.
Tưới nước
Khi chăm sóc lan đùi gà, lượng nước tưới rất quan trọng giúp cây giữ ẩm và giúp lá luôn sạch để cây quang hợp tốt, bộ rễ phát triển mạnh.
Đối với cây lan ghép trực tiếp vào giá thể gỗ hoặc thân cây sống thì ít nhất phải tưới 1 – 2 lần/ngày. Bởi vì cách trồng này thoát nước rất nhanh, khó giữ được độ ẩm.
Đối với cây trong chậu thì sẽ giữ độ ẩm tốt hơn nên có thể giảm bớt lượng nước cần tưới đi một chút so với trồng ghép vào giá thể gỗ.
Bón phân
Vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ, có thể bón cho cây bằng cách dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn.
Vào dịp đầu năm chúng ta nên bón phân đều đặn để tích lũy đủ lực để cây phát triển tốt và năm tới cho hoa đẹp. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
Phòng trừ sâu bệnh
Để phòng trừ bệnh cho cây hoa lan đùi gà thì mỗi tháng nên phun thuốc một lần, và thời điểm thích hợp nhất là vào buổi chiều mát và không có mưa. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10 – 15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.
Hướng dẫn điều khiển hoa đùi gà nở
Muốn hoa lan đùi gà nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn. Tưới nước và phun kèm phân để thúc đẩy cây hoa phát triển.
Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa, làm giảm ánh sáng, tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa,nên tưới vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ chi tiết nhất về loài cây lan đùi gà. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn lựa chọn hoặc trồng, chăm sóc được một chậu hoa thật xinh đẹp.
Nguồn: khbvptr.vn
Danh mục: Các loại hoa